Tuần thai thứ 2

Bước sang tuần thai thứ 2, chắc hẳn mẹ bầu vẫn đang hân hoan về tin vui mới có, mẹ bầu cứ thoải mái tận hưởng bởi phải thêm một thời gian nữa thai nhi mới thực sự hình thành.

Lúc này cơ thể người mẹ trong thời gian này đang có những thay đổi tích cực để chuẩn bị cùng bé yêu phát triển, đây cũng chính là bước khởi đầu quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong những giai đoạn thai kỳ tiếp theo.

tuàn thai thứ 2

Phôi thai đã vào tổ hay chưa?

Theo lý thuyết, phải mất từ 7 – 10 ngày sau khi trứng gặp tinh trùng và làm tổ thì thai mới vào tử cung. Thời gian để thai tiến vào tử cung là khác nhau nên bác sĩ sẽ tính tuổi thai dựa trên ngày kinh cuối cùng của tháng trước. Cách tính tuổi thai nhi này có thể bị chênh lệch với tuổi thai thực khoảng từ 1 – 2 tuần.

Trong tuần này, phôi thai được gọi là túi phôi, đang không ngừng di chuyển vào trong tử cung và tìm một vị trí thích hợp để làm tổ trong suốt 38 tuần tới. Sự kiện làm tổ này thường xảy ra vào khoảng thời gian bạn có chu kỳ hàng tháng. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ không thấy ngạc nhiên khi họ bị ra máu nhẹ trong tuần thứ 2 này. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy đó chỉ rỉ máu rất ít thì nó có thể là do túi phôi đang làm tổ ở thành tử cung, chứ không phải là máu kinh bình thường.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?

Ở thời điểm phôi thai làm tổ trong tử cung, cơ thể người mẹ bắt đầu sản sinh nội tiết tố hCG, nội tiết tố này sẽ báo cho buồng trứng ngừng rụng trứng, tiếp tục sản xuất estrogen và progesterone để duy trì màng đệm tử cung với thiên thần nhỏ đang trú ngụ trên đó.

Một xét nghiệm đơn giản là thử nồng độ hCG bằng que thử thai sẽ cho mẹ bầu biết mình đã có tin vui hay chưa. Tuy nhiên nếu tiến hành thử thai trong giai đoạn này thì que thử sẽ báo chưa hẳn chính xác hoặc chưa hiện rõ hai vạch, mẹ bầu có thể đợi đến tuần thai tiếp theo để thử lại.

Bào thai phát triển như thế nào?

Sau khi làm tổ tại tử cung, nước ối đã bắt đầu được tích tụ tạo thành túi ối, nước ối chính là “môi trường sống” của thai nhi từ giai đoạn này cho đến hết thai kỳ. Ở giai đoạn này thai nhi đã bắt đầu thực hiện trao đổi chất với cơ thể người mẹ bằng việc lấy oxy và chất dinh dưỡng. Cùng với đó nhau thai cũng sẽ không ngừng phát triển để tiếp nhận nhiệm vụ “trả chất thải sơ khai” vào những tuần thai tiếp theo.

Những dưỡng chất cần thiết mẹ bầu nên bổ sung

Trong giai đoạn đầu thai kỳ này, mẹ bầu cần cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là Axit folic để thai nhi tránh được những hội chứng dị tật về não bộ. Những loại thực phẩm giàu Axit folic như các loại rau có màu xanh đậm, bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt,… và tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm chưa nấu chín như trứng sống, gỏi, thịt thái,…

Tâm lý của mẹ bầu khi mới mang thai

Nếu có mẹ bầu nào chưa nhận biết được mình đã thực sự có thai hay chưa, thì những suy nghĩ nửa ngờ nửa vực, lo sợ,… gần như là không tránh khỏi. Những mẹ bầu đã biết được đang có một mầm non trong cơ thể mình thì không nên quá lo lắng hay băn khoăn về hành trình tiếp theo.

Chỉ cần giữ tâm lý được thoải mái, vui vẻ và thực hiện những biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, khoa học, chủ động ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng và ghi nhớ những lịch khám thai định kỳ, những xét nghiệm cần thiết khi mang thai là đã giúp bé yêu phát triển toàn diện rồi.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!