Lịch khám thai tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu cần ghi nhớ

Tam cá nguyệt thứ hai – khoảng thời gian tuyệt vời nhất khi các mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé con trong bụng.

Đây cũng là khoảng thời gian các mẹ bầu thấy cơ thể khỏe mạnh nhất trong thai kỳ, mặc dù cơ thể vẫn đang khỏe mạnh nhưng các mẹ bầu đừng quên lịch khám thai định kỳ trong giai đoạn này để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con nhé.

Lịch khám thai tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu cần ghi nhớ

Tầm quan trọng của khám thai trong tam cá nguyệt thứ 2

Ở giai đoạn thứ hai của thai kỳ, các mẹ bầu đã bắt đầu quen với việc mang thai, đây cũng là giai đoạn các mẹ bầu có thể ăn uống được nhiều thứ mình thích hơn khiến cho thai kỳ dễ chịu hơn nhiều so với Tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 3. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn các mẹ bầu bắt đầu thấy sự xuất hiện của một số triệu chứng mới trong thai kỳ như táo bón, chóng mặt, khó thở do sự phát triển của con ngày càng lớn lên gây sức ép tới lồng ngực và phổi,…

Trong giai đoạn này, những dị tật, dị dạng thai nhi có thể được sàng lọc tương đối rõ ràng, khi thai nhi càng lớn thì các dị tật sẽ càng khó phát hiện hơn, kết quả của sàng lọc sẽ là cơ sở để mẹ bầu đưa ra được hướng chăm sóc thai nhi phù hợp nhất để sẵn sàng cho cuộc vượt cạn.

Lịch khám thai tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu cần ghi nhớ

Bên cạnh đó bác sĩ sẽ phát hiện được rối loạn huyết áp do thai vào tuần lễ thứ 20, từ đó dự phòng tiền sản giật nặng và sản giật về sau. Việc khám thai trong Tam cá nguyệt thứ 2 giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, sự tăng cân của bà mẹ, phát hiện thai suy dinh dưỡng trong tử cung, từ đó có chế độ dinh dưỡng hoặc những chăm sóc đặc biệt cho các bà mẹ. Đối với những thai kỳ nguy cơ cao, bác sĩ sẽ theo dõi diễn tiến bệnh, khả năng đáp ứng của bà mẹ với bệnh lý, từ đó có chế độ điều trị thích hợp.

Tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm lý tưởng để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa thích hợp mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc không làm cho sanh non như khâu vòng cổ tử cung ở những bà mẹ bị hở eo tử cung, phẫu thuật bóc hoặc cắt khối u buồng trứng ở những bà mẹ có khối u buồng trứng,…

Lịch khám thai Tam cá nguyệt thứ 2

Trong Tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu cần khám thai ít nhất 4 lần với những mốc quan trọng là siêu âm khảo sát hình thái thai nhi (siêu âm 4D) từ tuần thứ 20 đến 22, và test tầm soát tiểu đường thai kỳ từ tuần 24 đến 28, và tiêm phòng uốn ván rốn,…

Lịch khám thai tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu cần ghi nhớ

Sàng lọc trước sinh cho con

Nếu như ở những giai đoạn trước mẹ bầu đã lựa chọn và thực hiện phương pháp sàng lọc nào cho thai nhi rồi và kết quả hoàn toàn yên tâm thì đến giai đoạn này mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm 4D để được nhìn thấy bé con và giúp bác sĩ phát hiện những dị tật hình thái bên ngoài mà con có thể mắc phải, ngược lại, nếu mẹ bầu chưa từng thực hiện phương pháp sàng lọc trước sinh nào thì cần thực hiện sàng lọc cho con sớm nhất có thể bởi khi thai nhi càng lớn thì việc phát hiện các hội chứng dị tật cho con càng khó.

Phương pháp sàng lọc trước sinh NIPT – illumina có thể thực hiện được từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ, giúp kiểm tra thai nhi có hay không mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh cho kết quả chính xác lên đến 99,9% mà không cần thực hiện thêm biện pháp sàng lọc khác hay thực hiện sàng lọc lại nhiều lần.

Đối với biện pháp siêu âm trong Tam cá nguyệt thứ 2, đa phần các dị tật về mặt hình thái thai nhi sẽ được phát hiện trong giai đoạn 3 tháng giữa. Siêu âm hình thái thai nhi (siêu âm 4 chiều) là một khảo sát nhằm tìm các bất thường thai nhi về mặt cấu trúc và hình thái.

Kiểm tra tiểu đường

Các mẹ bầu tại Việt Nam được thực hiện test dung nạp Glucose 75gr thường quy từ tuần thai 24 – 28. Có rất nhiều mẹ bầu không mắc tiểu đường trước khi mang thai nhưng trong quá trình mang thai do sự thay đổi các nội tiết tố trong thai kỳ, một số thai phụ sẽ bị tiểu đường. Những trường hợp này gọi là tiểu đường thai kỳ. Đa số những trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau sinh. Tuy nhiên, một số thai phụ sẽ bị đái tháo đường type 2 về sau.

Tiêm phòng uốn ván

Bệnh uốn ván (tetanus) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Để phòng ngừa uốn ván cho trẻ sơ sinh, theo phác đồ khám thai của bộ y tế Việt Nam, mọi phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng uốn ván hai mũi cách nhau 1 tháng. Mũi cuối cùng nên được tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

Tam cá nguyệt thứ 2 cũng như hai giai đoạn thai kỳ còn lại, các mẹ bầu đều phải ghi nhớ lịch khám thai định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con, không một người mẹ mang thai nào có thể chắc chắn rằng bé con vẫn luôn hoàn toàn khỏe mạnh trong bụng của mình, bởi vậy những lịch khám thai trong tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu cần ghi nhớ để theo dõi bé con được sát sao nhất.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!