Tuần thai thứ 34 – Con đã lớn ngang một trái bí hồ lô rồi mẹ!

Ở tuần thai thứ 34, bé đã phát triển tương đối hoàn thiện về thể chất. Bây giờ, bé đã quá lớn so với không gian túi ối và mẹ cần đi khám thường xuyên để kịp thời xử lý các bất thường cuối thai kỳ.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 34

tuần thai thứ 34

Tuần thai thứ 34, đa phần em bé trong bụng bạn đã xoay đầu xuống dưới, vì vậy áp lực nên phổi cũng bớt, bạn sẽ dễ thở hơn.

Tuần thai thứ 34, em bé của bạn đã dài hơn 46 cm và nặng cỡ 1 quả bí hồ lô tương đương 2,4kg rồi đó.

Lúc này, có lẽ không gian túi ối đã quá chật chội và làm bé khó chịu rồi. Vậy nên, nếu để ý bạn sẽ thấy bé giảm hẳn việc nhào lộn, vận động trong thời gian này. Bạn cứ yên tâm nhé, bé vẫn tiếp tục đạp để mẹ cảm thấy yên tâm hơn đó.

Giai đoạn này, cơ thể bé đã phát triển tương đối hoàn thiện về thể chất, thận và gan đã bắt đầu hoạt động. Sắp tới, bé vẫn tiếp tục tăng cân nha mẹ. Một bất ngờ nữa là lúc này, ở tuần thai thứ 34, ruột của con đã có phân. Đây là một hợp chất màu đen, dính dính, có vai trò giúp ruột hoạt động. Nhiều bé sẽ thải số phân này trong bụng mẹ, tuy nhiên đa số sẽ thải ra ngoài sau khi sinh.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 34

tuần thai thứ 34

Tuần thai thứ 34, cơ thể mẹ tiếp tục tăng cân vì em bé đang dần nặng hơn.

Tử cung ngày càng to càng tạo áp lực khiến mẹ bầu tuần thai thứ 34 thường xuyên phải đi tiểu. Thậm chí, ở một số mẹ bầu tuần thai thứ 34, tình trạng ợ nóng cũng như các vấn đề về đường tiêu hóa xuất hiện nhiều hơn.

Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải đi khám thai hàng tuần. Đặc biệt, các xét nghiệm liên quan đến liên cầu khuẩn nhóm B trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ sẽ là các xét nghiệm mẹ cần thực hiện. Đây là các nhóm khuẩn vô hại với người lớn nhưng nếu bị truyền sang cho bé thì có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng, viêm phổi,…Tuy nhiên mẹ cứ yên tâm, nếu xét nghiệm phát hiện ra bất thường liên quan đến nhóm khuẩn này, bác sĩ sẽ cho bạn uống kháng sinh IV trong lúc sinh, điều này sẽ giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể xảy ra.

Nhiều mẹ bầu tuần thai thứ 34 cảm thấy khó chịu mỗi lần đi ngủ. Nằm sấp thì không thể, nằm ngửa lại không nên vậy nên bạn chỉ có thể nằm nghiêng mà thôi. Tuy nhiên, nằm nghiêng nhiều 1 bên có thể sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau ở hông và đùi. Đừng lo lắng, những chiếc gối ôm thiết kế riêng cho mẹ bầu sẽ cực hữu ích cho bạn trong lúc này.

Bật mí cho mẹ, ở tuần thai thứ 34, lúc rảnh rỗi sao bạn không vén áo lên, quan sát thành bụng để phát hiện ra những chuyển động đường viền một bàn chân bé xíu nhỉ. Điều đó sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có những cử động nhẹ giao tiếp lại với bé đó. Nếu có thể, cho bố trò chuyện cùng bé sẽ giúp gắn kết tình cảm cha con.

tuần thai thứ 34

Ăn đầy đủ dinh dưỡng là việc mẹ bầu tuần thai thứ 34 cần làm.

Lúc này, nếu em bé đã quay ngôi thuận thì bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên nếu chưa thì bạn cũng không cần quá lo lắng.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 34

Các vấn đề về răng miệng thường xuyên xảy ra trong thời kỳ mang thai và viêm lợi có thể khiến bạn sinh non. Vậy nên hãy vệ sinh răng miệng mỗi ngày để tránh những nguy cơ không đáng có.

Ở tuần thai thứ 34, thai nhi cần nhiều dưỡng chất để phát triển cân nặng do đó trong thực đơn hàng ngày mẹ nên bổ sung nhiều đạm, chất xơ, canxi, sắt cũng như các loại vitamin thiết yếu.

Nhiều mẹ sẽ thấy đau bụng lâm râm trong tuần thai thứ 34. Chuyện này là bình thường vì khối lượng thai nhi lớn sẽ đè

Nghỉ trưa là cần thiết thế nhưng nghỉ trưa quá lâu sẽ khiến mẹ bầu tuần thai thứ 34 mất ngủ về đêm đó. Vì vậy, hãy cố gắng điều tiết giấc ngủ sao cho thật hợp lý nhé.

Việc đau bụng sẽ không nguy hiểm nếu mẹ bầu không đau dữ dội, chảy máu âm đạo kèm theo sốt cao. Nếu có các dấu hiệu trên, mẹ bầu nên đến bệnh viện khám ngay.

Tuần thai thứ 34, mẹ bầu vẫn có thể đi bơi. Tuy nhiên, hãy xác định rõ ràng rằng nước trong hồ bơi có chứa các hóa chất không thích hợp không. Mặc dù thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định bơi lội trong hồ chứa clo thì tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh song bạn sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro bởi có thể mắc các bệnh nhiễm trùng.

tuần thai thứ 34

Ở tuần thai thứ 34, nếu đau bụng kèm theo ra máu, ra nhiều dịch hãy tới kiểm tra cùng bác sĩ.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!