Tuần thai đầu tiên – Đón chào con đến với mẹ

Sau một tuần trễ kinh có làm cho bạn cảm thấy lo lắng hay hoang mang? Là do nội tiết hay do mình đang mang trong người một mầm sống mới? Một câu hỏi được đặt ra. Vậy, nếu là tin vui của điều kỳ diệu đặc biệt đã đến thì… Chúc mừng bạn đã mang bầu.

Tuần thai đầu tiên – Sự thụ tinh

Sau hai tuần phôi thai được hình thành, bước sang tuần này bạn đã chính thức khởi đầu cho một thai kỳ đầy thú vị, trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau tạo thành một thiên thần nhỏ, nếu tình cờ bạn rụng hai trứng cùng một lúc thì niềm vui của bạn đã được nhân đôi bởi bạn sẽ mang song thai. Lúc này, bạn chưa thể biết được điều đặc biệt đó, cũng chưa thể nhận ra những gì đang xảy ra bên trong ống dẫn trứng kỳ diệu. Đừng nóng lòng, phải vài tuần nữa bạn mới có thể cảm nhận được sự thay đổi dần đều của cơ thể khi bé con lớn lên.

tuần thai đầu tiên

Quá trình thụ tinh là quá trình hợp nhất giữa trứng và tinh trùng, quá trình này được diễn ra trong khoảng 24 giờ, sau cuộc “rượt đuổi” vất vả thì chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh đi vào được bên trong lõi trứng của bạn. Tại thời điểm trứng tiếp nhận tinh trùng, trứng sẽ lập tức hình thành một bức tường bảo vệ bên ngoài để ngăn chặn sự “tấn công” khác. Số tinh trùng còn lại đành “bỏ cuộc” và cuộc đua chính thức chấm dứt. Tuy nhiên, khi một trứng được thụ tinh với một tinh trùng duy nhất, nhưng sau đó bị chia tách hình thành một cặp song sinh giống hệt nhau (song sinh cùng trứng).

Ở giai đoạn này, trứng và tinh trùng đã được thụ tinh chính thức được gọi là hợp tử, liên tục phân chia thành nhiều tế bào chỉ với 2 tế bào khởi điểm. Bước sang ngày thứ 3, số lượng tế bào đã nhân lên thành con số 12 ở trong ống dẫn trứng và dần tìm đường đi xuống tử cung để sẵn sàng cho một hành trình mới cùng mẹ bầu kéo dài 37 – 40 tuần. Nhờ sự trợ giúp của các lông mao nằm trong ống dẫn trứng tạo thành làn sóng giúp trứng di chuyển đến tử cung nhanh hơn.

Đến khoảng 60 tiếng để hợp tử có thể đến được tử cung, khi kết thúc chặng đường này cũng là khi hợp tử đã phân chia được đến khoảng 60 tế bào. Chắc bạn không thể tin được, khi 60 tế bào này đã có sự phân chia nhiệm vụ nhất định, đảm nhiệm chức năng đặc biệt của mình. Trong đó, các tế bào bên ngoài hình thành nhau thai còn các tế bào bên trong hình thành thai nhi.

Sau khi làm tổ được ở thành tử cung, tế bào đã lên tới con số 100, các tế bào liên kết chặt chẽ với nhau được gọi là phôi thai. Nội tiết tố mang thai ở người Chorionic Gonadotrophin (hCG) được sản xuất và chất này có thể đo được bằng các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Trong trường hợp thành tử cung không nhận được các tín hiệu để sản xuất hCG thì nó sẽ bị đẩy ra ngoài trong kỳ kinh tiếp theo.

tuần thai đầu tiên

Thai nhi phát triển như thế nào?

Ở tuần thai đầu tiên này, bé chưa có sự phát triển rõ ràng về hình dáng hay kích thước, những dấu hiệu thai kỳ cũng chưa có những dấu hiệu rõ ràng để giúp mẹ bầu biết được rằng mình đã mang thai, nhưng sự thật thì ngay từ lúc này thai nhi đang phát triển không ngừng nghỉ. Sau khi tiến vào tử cung, trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ ở lớp nội mạc tử cung sau khoảng 7 – 10 ngày. Chùm tế bào phân chia thành hai phần riêng biệt, phần bên trong hình thành thai nhi, phần bên ngoài tách ra tạo thành “môi trường sống” hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Một vài dấu hiệu thông báo bạn đã mang thai

Nếu như bạn để ý đến sự thay đổi bên trong cơ thể mình thì sẽ nhận ra được một vài biểu hiện, tùy thuộc vào mỗi người mà có mức độ biểu hiện khác nhau như:

  • Chậm kinh
  • Nhiệt độ cơ thể tăng
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Chất nhầy ở cổ tử cung thay đổi
  • Nhạy cảm với mùi lạ, đồ ăn
  • Tính khí thay đổi

tuần thai đầu tiên

Ở tuần đầu tiên này chưa có nhiều điều để nói về sự phát triển của bé con, nhưng đối với mẹ bầu, ngay từ khi có ý định mang thai và tính chu kỳ kinh nguyệt của mình để chủ động theo dõi sự có mặt của bé con thì mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách, xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết đặc biệt là Axit folic, các loại vitamin cần thiết, tránh xa những chất độc hại để có một cơ thể khỏe mạnh sẵn sàng đón chào bé con cùng phát triển.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!