Tuần thai thứ 20
– Vậy là mẹ con mình đã đồng hành được một nửa chặng đường –
Ở tuần thai này bé con đã lớn đến như thế nào? Cân nặng và chiều dài đầu mông bao nhiêu là phù hợp với tuần tuổi thai?… là những câu hỏi chung của rất nhiều mẹ bầu.
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thai thứ 20
Chắc chắn bạn đã có thể tự cảm nhận sự lớn lên nhanh chóng của bé yêu khi bước sang tuần thai này. Lúc này bé yêu của bạn đã nặng được khoảng 0,27 kg và dài được đến 19 cm rồi đấy.
Ngay từ tuần thai này em bé đã bắt đầu sản xuất phân su, có màu xanh lá cây hoặc màu đen, là những chất nhầy gồm các chất cặn bã, nước ối đã bị bé nuốt trong suốt quá trình mang thai, một vài em bé đã đào thải phân ngay trong tử cung hoặc trong quá trình sinh. Đến tuần thai này vị giác của bé phát triển hơn và nuốt lượng nước ối nhiều hơn so với trước.
Tóc, lông tơ, lông mày và móng tay vẫn tiếp tục phát triển. Một điều đặc biệt nữa, từ tuần thai này bé đã được hình thành hai trạng thái là ngủ và thức, nếu có những tiếng động mạnh làm bé thức giấc sẽ có những phản ứng lại với tác động đó như đá chân, gấp chân. Bé phát triển nhanh hơn nhiều và bạn sẽ cảm nhận được những cú hích nhẹ của bé trong tuần này
Tuần này bé phát triển lớp mỡ dưới da dày hơn, vì thế da bé trông không còn “trong suốt” như cách đây vài tuần. Nên nhớ bạn không cần ăn thêm quá nhiều trong thời gian này. Các chuyên gia khuyên rằng trong thời kỳ mang thai, bạn chỉ cần ăn thêm khoảng 10% lượng thực phẩm trước khi mang thai. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần bổ sung khoảng 1.050 calo/ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ. Như vậy, chỉ cần thêm một miếng trái cây, hay một nắm các loại hạt, hoặc một chiếc bánh kẹp nữa là đủ.
Bé con của bạn giờ đã có móng tay nhỏ xíu. Nếu là bé gái, tử cung và âm đạo của bé giờ đã được định vị và đang phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu. Do tác động của nội tiết tố sinh sản, khi vừa lọt lòng, bộ phận sinh dục của nhiều trẻ sơ sinh sẽ to hơn. Tuy nhiên, sau vài tuần, bộ phận sinh dục của bé sẽ dần về lại kích thước bình thường.
Ở tuần thứ 20, mí mắt của bé vẫn còn nhắm chặt nhưng có thể phân biệt được sáng tối. Gần cuối kỳ, bé sẽ bắt đầu mở mắt và mắt bé hoạt động nhiều để chuẩn bị làm quen với môi trường bên ngoài khi chào đời.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ bầu ở tuần thai thứ 20
- Chắc chắn vòng eo nhỏ thon đã hoàn toàn biến mất, những bộ đồ dành cho bà bầu ngày càng nhiều hơn trong tủ quần áo.
- Hoạt động của tuyến giáp làm cho cơ thể mẹ bầu nóng hơn, đổ nhiều mồ hôi hơn trước. Nếu làm việc nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy đau mỏi, chân có thể bị sưng vào buổi tối.
- Sự phát triển của thai nhi kéo theo tử cung phát triển, đè ép lên cuống phổi khiến mẹ bầu khó thở hơn. Hệ miễn dịch suy yếu hơn trước, bởi bậy mẹ bầu cần chú ý tránh xa môi trường có dịch bệnh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Bạn có thể dễ bị nhiễm trùng bàng quang hơn so với bình thường, cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh và đi vệ sinh nhiều hơn, hệ miễn dịch yếu hơn, dễ mắc bệnh hơn. Chính vì vậy bạn cần chú ý bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
- Từ đây cho đến hết tuần 26, tử cung bạn tiếp tục giãn mạnh. Bạn bắt đầu cảm thấy hơi khó thở vì dung tích phổi thu lại. Lúc này, lồng ngực của bạn được nâng lên phía trên để tạo nhiều không gian hơn, đồng thời xương sườn dưới chuyển dần sang hai bên. Khung xương của bạn đang “giãn” ra y như chiếc quần co giãn mà bạn đang mặc vậy.
- Chứng khó tiêu và ợ nóng tiếp tục tái phát do tác động của nội tiết tố giới tính duy trì thai, làm giãn các dây chằng ở khung xương chậu. Nội tiết tố này cũng làm giãn cơ thành ruột nên hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn thường ngày.
- Bạn hãy phòng chứng táo bón bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước. Bạn nên cẩn thận với các loại bánh mì và mì ống chế biến sẵn vì các món này khó tiêu hóa trong giai đoạn này. Nếu cảm thấy khó đi đại tiện, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để giúp giải quyết nhé!
- Có thể thấy chân và mắt cá chân của bạn đã bắt đầu sưng lên. Cơ thể bạn đang tích nhiều nước hơn bình thường. Hiện tượng phù nề cũng xảy ra khi bạn đứng lâu. Lời khuyên cho bạn lúc này là chọn những đôi giày thoải mái, hơi rộng để dễ xỏ vào chứ không kích chân.
- Một trong những lý do quầng vú của bạn lúc này bắt đầu trở nên sẫm màu hơn là để giúp cho bé yêu dễ dàng tìm núm để bú mẹ nhờ vào sự tương phản màu sắc so với mô ngực xung quanh. Thậm chí khi bạn không có ý định nuôi con bằng sữa mẹ thì quá trình thay đổi màu sắc của quầng vú vẫn diễn ra tự nhiên.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 20
- Tắm nước ấm để thư giãn toàn bộ cơ thể, giảm đi những cơn đau mỏi cơ, tuy nhiên các mẹ bầu không nên tắm và ngâm mình quá lâu.
- Cùng bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng vào cuối ngày sẽ giúp cả hai mẹ con cảm thấy thích thú và thoải mái. Lựa chọn âm lượng vừa đủ tránh để bé giật mình các mẹ nhé.
- Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, tập các bài tập hít thở sâu.
- Xây dựng một chế độ ăn phù hợp để kiểm soát cân nặng nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như sắt, uống đủ nước.
Ở thời điểm này là khoảng thời gian lý tưởng để bạn có thể đi mua sắm cho cả hai mẹ con, khi mà cơ thể bạn bắt đầu cần nhiều đầm bầu hơn và cũng là lúc vòng 2 chưa quá to giúp cho bạn vẫn đủ “sức bền” để đi shopping, hãy cùng ông xã đi chọn những món đồ cho bé con để không phải xách đồ quá nhiều và nặng nhé.
Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!