Tuần thai thứ 22 – Trăng mật thai kỳ

Bước sang tuần thứ 22, mẹ bầu sẽ thấy bé yêu ngày càng đạp nhiều hơn, điều đó chứng tỏ rằng bé yêu đang rất khỏe mạnh. Cơ thể mẹ bầu vẫn tiếp tục thay đổi cùng với sự phát triển của bé…

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thai thứ 22

Bé yêu lúc này đã lớn đến khoảng 25 cm tính từ đầu tới chân, và có thể nặng được 0,4 kg rồi đấy. Ở tuần thai này bạn có thể nhìn ngắm khuôn mặt của bé yêu qua màn hình siêu âm một cách rõ nét. Tuy nhiên các sắc tố màu mắt chưa được hình thành. Một số bé sẽ có mái tóc ngắn, lưa thưa, hoặc một số khác lại có mái tóc dày và sẫm màu, một số khác thì lại trông như bị hói,…

Tuần thai thứ 22

Da của bé vẫn còn nhăn nheo, đỏ nhưng không còn trong suốt và vẫn liên tục được bảo vệ bởi lớp vernix tránh khỏi sự tác động của nước ối trong bào thai. Lượng chất béo lúc này vẫn chưa đủ để hình thành lớp mỡ dưới da khiến da bé chưa được căng và bụ bẫm như lúc sơ sinh. Vân tay của bé con cũng bắt đầu được hình thành ngay từ giai đoạn này. Em bé có lông mi và lông mày vào tuần này nhưng chúng vẫn cần phải cạnh tranh không gian trên khuôn mặt nhỏ bé đầy lông. Lượng lông tóc quá độ đó sẽ biến mất khi bạn đến gần ngày sinh, chỉ còn lại lông tóc ở những nơi cần thiết

Bạn có biết, ngay từ tuần thai này bé con đã có chút khả năng điều khiển các giác quan. Ngũ quan đang dần trưởng thành, để đến khi ra đời, em bé có thể đáp lại kích thích khi được cho ăn.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 22

Tử cung của mẹ bầu lúc này chỉ còn cách dây rốn khoảng 2 cm, một số mẹ bầu có thể thấy những triệu chứng như đau bụng, đau hông, phù chân, chuột rút… xuất hiện nhiều hơn trước. Mẹ bầu đừng quá lo lắng bởi đây là những triệu chứng hết sức bình thường trong thai kỳ và sẽ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn trong những tuần thai tiếp theo.

Chứng ợ nóng, chảy máu chân răng có thể tiếp tục xảy ra ở tuần thai thứ 22 này. Bắt đầu từ giai đoạn này, các mẹ bầu dễ có nguy cơ bị tiểu đường hơn, bên cạnh đó nếu không kiểm soát được cân nặng rất dễ bị béo phì và thừa cân trong quá trình mang thai. Mẹ bầu có nguy cơ bị táo bón hoặc bệnh trĩ, nếu mang thai trong độ tuổi từ 35 trở lên, mẹ bầu rất dễ có nguy cơ mắc phải bệnh cao huyết áp, tiểu đường và tiền sản giật.

Tuần thai thứ 22

Tuần này bạn có thể cảm thấy mắt mình khô rát. Triệu chứng này có thể tệ hơn nếu bạn có đeo kính hoặc kính sát tròng. Thuốc nhỏ mắt bôi trơn hoặc nước mắt nhân tạo có thể có ích. Nhớ đeo kính râm khi ra nắng. Bất kỳ sản phẩm nào có EPF (chỉ số bảo vệ mắt) là 10 thì đều tốt. Có thể xuất hiện các vết rạn trên bụng, đùi và hông. Chúng xuất hiện khi sợi collagen ở vùng chân bì của da bị kéo dãn và xé rách để có thể phù hợp với một vóc dáng và số đo cơ thể đang “tăng trưởng”.

Bạn có thể nhìn thấy những nốt nhỏ như mụn ở quầng vú. Chúng được gọi là những nốt Montgomery và chúng tiết ra chất bôi trơn dạng dầu giúp nuôi dưỡng đầu vú và làm mềm chúng. Đừng chà xát quá mạnh bằng xà phòng khi tắm và đừng nghĩ bạn cần phải dùng kem trị mụn để loại bỏ những nốt sần này. Đừng quá lo lắng nếu bạn cảm thấy bạn lúc nào cũng thích nuốt nước bọt. Tiết nước bọt quá độ là một triệu chứng thường gặp ở tuần thứ 22 của thai kỳ, và mặc dù nó có thể gây khó chịu, điều này không có nghĩa là có gì không ổn. Hãy thử kẹo cao su, ngậm kẹo bạc hà và đem theo khăn giấy để thấm nước bọt nếu cần.

Cảm xúc của bạn có thể bị thay đổi

Bạn cảm thấy có mối liên hệ gần gũi với em bé chưa? Bạn có thể phát hiện ra mình xoa bụng một cách vô thức, mơ màng về việc em bé sẽ trông như thế nào, và thậm chí ngồi cười một mình khi nghĩ về nó.
Nhiều cặp đôi khi có thai còn nghĩ ra biệt danh cho em bé ngay khi nó còn nằm trong tử cung. Hãy cẩn thận! Những cái tên bắt đầu một cách vô tư, nhưng có thể bám trụ lâu dài và sau này có thể bạn sẽ phải tự biện hộ cho những cái tên đó.

Tuần thai thứ 22

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 22

  • Chắc hẳn các mẹ bầu đã tham gia những lớp tiền sản để chuẩn bị đầy đủ những kiến thức trước khi sinh, nếu mẹ bầu nào chưa tham gia những hội, nhóm thì tới tuần thai này cũng chưa phải là muộn để chuẩn bị đầy đủ kiến thức để chăm con khỏe mạnh.
  • Khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe của thai nhi là việc mẹ bầu không thể quên.
  • Khuyến khích người cha nói chuyện với bé yêu nhiều hơn nữa để gắn kết tình cảm gia đình.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, tránh làm những việc nặng, tặng cho bé yêu những cuốn sách hay và những câu chuyện hàng ngày để thúc đẩy sự phát triển trí não của bé.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể dẻo dai hơn, tránh béo phì, phù nề chân và nhiều bệnh khác.
  • Lên một thực đơn khoa học để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho bé nhưng không làm cho mẹ bầu bị béo phì, tránh tình trạng “ăn vào mẹ không vào con”.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!