Tuần thai thứ 23 – Cảm nhận rõ những lần đạp của con yêu

Tuần thai thứ 23, vậy là hành trình mang thai của bạn đã đi được chặng đường gần 6 tháng. Bạn thấy bụng mình tròn to lên và cảm thấy đây đã là lúc suy tính việc sắm sửa cho em bé. Theo các chuyên gia, đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ bầu tiến hành các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 23

Tuần thai thứ 23
Tuần thai thứ 23 em bé của bạn đã dần lớn lên, tuy nhiên vẫn rất thoải mái trong tử cung của mẹ.

Ở tuần thứ 23, em bé của bạn đã nặng khoảng 300 – 500gr với chiều dài khoảng 30cm. Lúc này bé chỉ nhỏ bằng một quả bưởi và vẫn còn rất thoải mái trong tử cung của mẹ. Đây cũng là lý do vì sao thời gian này bé vẫn có thể lộn nhào, xoay nhiều vòng quanh tử cung của mẹ. Cơ thể bé sẽ tiếp tục phát triển và dần đầy đặn hơn vào các tuần tiếp theo mẹ nhé!

Lúc này, khi thai nhi cử động sẽ có một lực truyền đến cổ tử cung và mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được hiện tượng này. Nhiều chị em chia sẻ rằng ở tuần thai này họ bắt đầu cảm nhận được ngày càng rõ những cú đá nhẹ của con yêu. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có một tần suất và thói quen vận động khác nhau.

Tuần thai thứ 23

Lúc này dù chưa rõ màu mắt nhưng mắt bé đã tương đối hoàn thiện dẫn làn da còn khá trong suốt.

Trong khi mắt đã hoàn thiện thì da của bé vẫn còn trong suốt và chúng ta hoàn toàn có thể quan sát xương cũng như các cơ quan của bé ở bên trong.

Phổi, não và gai vị giác của bé đang dần hoàn thiện nhanh chóng. Tính đến thời điểm này, thính giác của bé đã khá tốt, bé hoàn toàn có thể phân biệt được những âm thanh khác nhau và đã lựa cho mình một số nhịp điệu âm thanh nhất định. Tin chắc rằng, đây là thời điểm tuyệt vời để mẹ bầu và em bé bắt đầu tâm sự hàng ngày cùng nhau. Cuộc trò chuyện này sẽ thêm ý nghĩa nếu có sự hiện diện của cha bé.

Bây giờ bé đã biết lắng nghe những âm thanh thú vị bên ngoài và sẵn sàng phản ứng lại những âm thanh khiến bé giật mình – có lẽ đây cũng là điểm đặc biệt nhất trong sự phát triển của bé trong tuần thai thứ 23.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 23

  • Bạn thấy lợi bị sưng, viêm và đôi khi đánh răng chảy máu? Hãy chú ý chăm sóc răng mỗi ngày và hẹn gặp nha sĩ để được tư vấn cách chăm sóc.
  • Bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, lỏng lẻo và khó chịu? Đây là hiện tượng thường gặp khi dây chằng và cơ hỗ trợ tử cung của bạn đang được nới lỏng và làm chùng. Tắm nước ấm và massage nhẹ nhàng là cách giảm thiểu tốt nhất.
  • Bạn thường xuyên thèm ăn thế nhưng hãy lựa chọn những thực phẩm thực sự tốt cho em bé của bạn.
  • Lúc này, bạn thường xuyên lo lắng về việc sinh nở. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng nếu bác sĩ khám thai cho bạn vẫn chưa đưa ra cảnh báo nào.

Tuần thai thứ 23

Lúc này cân nặng của mẹ sẽ dần tăng lên khoảng 450gr/tuần.

  • Hầu hết mẹ bầu sẽ tăng trung bình 450g/tuần vào giai đoạn tuần thai thứ 23. Xương sống của mẹ vẫn sẽ tiếp tục cong ra phía sau để giữ thăng bằng cơ thể trong khi trọng lượng bé trong bụng càng lớn khiến mẹ thường xuyên đau lưng.
  • Đôi khi mẹ bầu có thể cảm nhận lượng dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, thông thường sẽ có màu trắng và lỏng. Tuy nhiên mẹ bầu không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường. Bạn chỉ nên cẩn thận nếu phát hiện dịch âm đạo có lẫn máu hoặc có các triệu chứng bất thường.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 21

  • Từ tuần thai này đến tuần thai thứ 28, mẹ bầu nên đi làm xét nghiệm đường huyết GCT. Đây là xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tiểu đường thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điểm chỉnh sớm, mẹ có thể gặp phải vấn đề khó sinh sau này cũng như nhiều biến chứng khác cho trẻ.
  • Tuần thai này mẹ đã có thể dần bắt tay vào việc sắp xếp chỗ cho bé chào đời. Chuẩn bị, mua sắm đồ cho bé cũng là cách thư giãn tuyệt vời cho mẹ.
  • Tích cực giao lưu cùng con để tạo sợi dây kết nối giữa mẹ và con ngay từ trong thai kỳ nhé

Tuần thai thứ 23

Do thính giác của bé đã phát triển nên mẹ đã có thể bắt đầu trò chuyện hoặc cho bé nghe những giai điệu nhẹ nhàng.

  • Hãy tránh xa môi trường có thuốc lá để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé
  • Mặc dù lúc này bụng bạn đã nhô lên thế nhưng nếu ngồi trong xe hơi bạn vẫn nên thắt dây an toàn đầy đủ
  • Xây dựng cho mình thói quen nằm nghiêng về phía bên trái thay vì nằm ngửa
  • Cam kết chỉ ăn các loại thực phẩm có lợi cho mẹ bầu và tránh xa những thức ăn có thể gây nguy cơ cho bạn
  • Nếu thấy máu xuất hiện hoặc đau bất thường hãy báo sớm cho bác sĩ của bạn để xử lý kịp thời

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!