Tuần thai thứ 24 – Con đã bắt đầu nhắm, mở mắt rồi mẹ ơi!

Tuần thai thứ 24, bé đã bắt đầu nhắm mở mắt. Lúc này, cơ thể mẹ cũng có nhiều sự thay đổi do đó mẹ cần đặc biệt chú trọng các ấn đề về đường ruột của mình…

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 24

tuần thai thứ 24

Ở tuần thai thứ 24 bé đã phát triển ngang một trái bắp.

Ở tuần thai thứ 24, cơ thể bé bắt đầu tích mỡ, da dần căng lên và bé có thể dài tới 34cm và tương đương với một bắp ngô rồi mẹ ạ. Lúc này, trọng lượng của bé yêu có thể lên tới 680g.

Bây giờ, nếu có thể nhìn thấy, mẹ sẽ bất ngờ vì tóc bé bắt đầu phủ dày và bé cũng dần giống trẻ sơ sinh rồi dù cơ thể vẫn còn khá nhỏ và đầu còn to so với thân mình. Trong thời gian sắp tới, bé sẽ nhanh chóng phát triển và sớm cân đối tỉ lệ giữa đầu và thân mình nên mẹ không cần lo lắng nhé!

Bây giờ, não bộ cũng như các gai vị giác của bé đang được tập trung phát triển. Bên cạnh đó, phổi của bé cũng đã hình thành các nhánh hô hấp rồi. Vì vậy, dù đang nhận oxy qua nhau thai nhưng khi chào đời bé sẽ bắt đầu thở và nhận oxy tức thì.

Nhìn kỹ da của bé vẫn còn khá mỏng nhưng trong tháng tiếp theo làn da bé sẽ dần dần thay đổi thôi. Bạn có thể không ngờ, nhưng do lúc này bộ phận kiểm soát cân bằng cơ thể của bé đã hoàn thiện nên bé hoàn toàn có thể cảm nhận được mình đang ở trạng thái nào trong túi ối.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 24

Tuần này, bất ngờ mẹ thấy tóc mình trở nên dài và bóng mượt hơn? Bật mí lý do cho mẹ nhé, có sự thay đổi này là do sự biến động hormone trong cơ thể khiến tóc mẹ ít rụng hơn bình thường. Hãy tận hưởng giây phút tuyệt vời này thì 90% phụ nữ sau sinh tóc sẽ rụng nhiều hơn đấy.

tuần thai thứ 24

Tuần thai thứ 24, cơ thể mẹ bầu đã nặng nề hơn trước nên cần cẩn thận trong các hoạt động rèn luyện cơ thể.

Lúc này, cơ thể mẹ đã nặng nề hơn trước rất nhiều và mẹ cảm thấy thật khó khăn khi di chuyển. Trong giai đoạn nhạy cảm này, nếu mẹ vẫn có ý định duy trì thói quen tập luyện thể dục thì xin hãy nhớ dừng lại khi cơ thể bắt đầu thấy mệt mỏi, đừng bao giờ để mình quá đuối sức với các biểu hiện như khó thở, chóng mặt, đau đớn. Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu không nên thực hiện các bà tập đòi hỏi sự cân bằng cao hoặc có va chạm vì lúc này cơ thể mẹ giữ thăng bằng không tốt. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong tập luyện, hi vọng mẹ bầu sẽ uống thật nhiều nước và nghiêm túc dành thời gian cho giai đoạn khởi động của mình.

Nếu ở tuần thai thứ 23 bạn chưa đi làm kiểm tra đường huyết thì ở tuần này bạn cần đi rồi đó. Khi thực hiện kiểm tra bác sĩ có thể đề nghị bạn xét nghiệm máu xem mình có bị chứng thiếu máu không để bổ sung thực phẩm chức năng kịp thời.

Trong tuần này, càng ngày, mẹ càng cảm thấy ngứa ở vùng bụng.Các chuyên gia khuyên mẹ không nên gãi tránh cào xước. Tốt nhất, mẹ nên sử dụng dầu dừa hoặc kem chống rạn chuyên dụng để hạn chế tình trạng này.

tuần thai thứ 24

Lúc này mẹ nên uống nhiều nước để hạn chế tối đa vấn đề táo bón.

Trong khoảng thời gian này, mẹ có thể dùng thuốc kháng axit theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Nếu quá lạm dụng, mẹ có thể sẽ đối diện với vấn đề táo bón nghiêm trọng.

Tuần thai thứ 24, mẹ cũng nên chú ý xem mình có các dấu hiệu chuyển dạ sinh non dưới đây không:

  • Dịch âm đạo ra nhiều, lúc lỏng, lúc đặc sệt sẫm màu kèm theo đốm hồng hoặc máu.
  • Xuất hiện các cơn đau tử cung (~10’/lần)
  • Lần đầu tiên trong toàn bộ thai kỳ mẹ thấy bị đau lưng thấp

Bé hoàn toàn có thể phát triển bình thường nếu sinh non trong tuần thai thứ 24 đến 37. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cố gắng cho bé sinh đủ tháng, hạn chế tối đa tình trạng sinh non bằng cách tránh xa khói thuốc, hạn chế thức uống có cồn và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 24

  • Bây giờ là thời điểm bạn phải biết tới các dấu hiệu chuyển dạ sinh non rồi và nếu chưa rõ thì giờ là lúc bạn cần tìm hiểu.
  • Hãy chú ý kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu bạn mắc phải để giảm thiểu tối đa nguy cơ có thể xảy ra cho em bé.
  • Tuần này, tại sao mẹ không cùng bố dành thời gian nắm tay đi dạo nhỉ, tâm lý mẹ tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới em bé đó.
  • Hè đến có thể mẹ sẽ mong muốn được tẩy lông nhưng để đảm bảo an toàn cho em bé có lẽ mẹ nên tạm dừng ý tưởng này.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin A,D,…có lợi cho sự phát triển của trẻ.
  • Uống thật nhiều nước. Bổ sung rau củ để tránh táo bón.
  • Ngừng ăn hoàn toàn các món ăn không tốt cho sức khỏe như chiên xào, pate, đồ ăn nhanh, caffe,…

tuần thai thứ 24

Tuyệt đối không uống cafe hoặc các thức uống có chứa chất kích thích để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng mẹ.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!