Tuần thai thứ 25
“A! Mẹ ơi! Con đã phân biệt được mùi vị rồi này!”

Tuần thai thứ 25, bé lên cân đều đều trong bụng và túi ối của mẹ dần trở nên chật chội hơn với bé. Mẹ bầu cũng sớm nhận ra rằng, việc di chuyển với mình không còn dễ dàng như trước nữa…

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 25

Tuần thai thứ 25, bé giờ đây đã lớn tới 680g và có kích thước ngang một củ cải nhỏ. Bé hiện đã dài khoảng 37,6 cm.

tuần thai thứ 25

Tuần thai thứ 25 bé đang tập trung phát triểu chiều ngang, cơ thể bé trông cân đối hơn.

Đến thời điểm hiện tại, nếu chú ý, mẹ sẽ phát hiện ra bé nhà mình có những thời gian dành riêng cho ngủ và nghỉ ngơi khác nhau. Khi bạn không vận động, bạn sẽ cảm thấy rõ ràng những lúc bé thức. Và thật tuyệt vời, tới tuần thai này bé đã nghe thấy rõ giọng mẹ rồi đó.

Hiện tại, em bé của bạn đang phát triển khá nhanh, bé không còn gầy gò mà dần trở nên đầy đặn với các lớp mở quan trọng đang được hình thành. Tập trung phát triển chiều ngang, vì vậy, trong giai đoạn này, da sẽ bớt nhăn nheo hơn các giai đoạn trước. Bé sẽ dần sở hữu làn da mịn màng, mềm mại.

Trong tuần này, võng mạc mắt bé cũng đã thực sự hoàn thiện. Lúc này, bé đã quen với việc nhắm mở mắt. Ngoài ra, bé đã bắt đầu hít thở nước ối vào phổi và hoàn toàn có thể hít thở khi ra đời.Thế nhưng, hiện tại, lượng oxy bé sử dụng vẫn được cung cấp qua nhau thai mẹ.

Một số em bé đã tìm được cho mình cách “vui chơi” trong không gian túi ối chật chội đó là ngậm ngón tay. Túi ối dần trở nên chật chội với bé, do vậy, bé thường xuyên đạp trong bụng mẹ. Một điều thú vị đó là nếu áp sát tai vào bụng mẹ, bố có thể nghe được cả tiếng tim đập vô cùng mạnh mẽ của bé. Từ giai đoạn này trở đi, bé hoàn toàn có thể sống độc lập khỏe mạnh nếu chẳng may mẹ sinh non.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 25

Bụng và khung xương sườn của bạn sẽ ngày một lớn lên. Bạn thường xuyên thấy khó thở đặc biệt là những lúc làm việc nặng, đi cầu thang, hay đi quá nhanh. Đừng lo lắng, lý do dẫn đến hiện tượng này là do phổi đã không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít oxy vào nữa. Điều bạn cần làm để khắc phục là hít thật sâu.

Khi những sợi collagen trên da bụng bạn bắt đầu duỗi ra, bạn sẽ thấy ngứa và rạn da bụng xuất hiện. Điều bạn cần làm để hạn chế tình trạng này là sử dụng đều đặn kem dưỡng ẩm. Lưu ý đừng sử dụng nước quá lạnh/nóng để tắm bởi điều này có thể khiến tình trạng trên nghiêm trọng hơn.

Tuần 25, nhiều thai phụ phản ánh rằng đêm họ bị mất ngủ. Giải pháp mà các chuyên ra đưa ra đó là bạn hãy cố chống lại cơn ngủ vào lúc chiều và hạn chế sử dụng máy tính trước khi ngủ.

tuần thai thứ 25

Mất ngủ là một trong những vấn đề khiến mẹ bầu tuần thai thứ 25 cảm thấy khó chịu nhất.

Hội chứng ống cổ tay là triệu chứng nhiều phụ nữ mang thai tuần 25 thường gặp. Bạn có thể tìm đến các biện pháp mát-xa trị liệu để giảm thiểu tình trạng này.

Trong tuần thai này, thai phụ cũng sẽ dễ dàng kích động hơn. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, bạn nên làm thủ tục xin nghỉ sinh và vạch ra một lịch trình nghỉ dưỡng thực sự trước sinh dành cho mình.

Khi kích thước em bé ngày một lớn thì túi ối càng trở nên chật chội hơn. Kéo theo đó là việc trọng lượng thai nhi sẽ gây áp lực lên ruột, bàng quang,…khiến bạn gặp vô vàn rắc rối. Bác sĩ khuyên rằng, để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên lựa cho mình tư thế nằm nghiêng về phía trái. Đây cũng là tư thế giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ nhất.

tuần thai thứ 25

Tuần thai thứ 15, đường chỉ đỏ trên bụng mẹ ngày càng sậm màu.

Mẹ bầu bây giờ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn trước rất nhiều. Rạn da và đường chỉ đỏ ở bụng cũng trở nên khá rõ trong khi mắt dường như nhạy cảm hơn với ánh sáng mắt trời. Đôi khi, mẹ bầu cũng có thể bị đau đầu, chuột rút,…

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 25

tuần thai thứ 25

Mẹ nên bổ sung nhiều dưỡng chất trong tuần thai thứ 25 với các thực phẩm giàu dinh dưỡng.

  • Lúc này, bạn đã có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé sao cho phù hợp với sự hỗ trợ của các chuyên gia.
  • Hãy tìm hiểu và lên kế hoạch dự sinh tại các bệnh viện uy tín.
  • Bạn có thể chuẩn bị 1 túi đá lạnh để chườm lên hạn chế các cơn đau ở cổ tay.
  • Không ra ngoài nắng quá lâu, không làm việc khi làm thấy đuối sức.
  • Không nên nằm ngửa và tập các bài tập nặng.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau.
  • Nếu việc ăn uống không giúp bạn bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ thì bạn có thể thuốc vitamin theo sự chỉ định của bác sĩ.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!