Tuần thai thứ 26 – Con thường bị nấc cụt và có giấc ngủ nông
Tuần thai thứ 26, vậy là chỉ còn vài tuần nữa là mẹ và bé sẽ bước sang 3 tháng cuối thai kỳ và cũng chỉ vài tháng nữa là mẹ và bé sẽ được gặp nhau. Chắc hẳn tâm lý lo lắng xen kẽ mong chờ sẽ làm mẹ có những cảm xúc kì diệu giai đoạn này. Thế nhưng, dù ra sao, mẹ cũng đừng quên việc chăm sóc thật tốt bản thân và em bé nhé…
Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 26
Tuần thai thứ 26, bé đã xây dựng cho mình một lịch trình thức, ngủ đều đặn với những thói quen riêng của mình như mút tay, đạp bụng, lộn vòng,…
Tuần thai thứ 26, bé đã ngang bằng một chiếc bắp cải tím.
Mô não phát triển hơn nên bé cũng sẽ hoạt động tích cực hơn những tuần trước nhiều. Một số mẹ còn nhận thấy rằng, vào khoảng thời gian này, bé thường bị nấc cụt trong vài phút. Mẹ cứ yên tâm nhé vì đây là hiện tượng bình thường và không gây hại gì cho bé.
Bây giờ, bé đã nặng tầm 900g tương đương với một cây bắp cải tím, dài khoảng 36 cm. Bé cũng có thể nghe được ba mẹ trò chuyện cùng nhau nên những lời yêu thương là những điều cần thiết lúc này.
Hiện tượng nấc cụt thường xuyên xảy ra khi bé ở tuần thai thứ 26.
Trong tuần này, bé sẽ thường xuyên có những giấc ngủ nông. Đây là điều cần thiết để hoàn thiện các cơ quan não bộ và thị giác. Các cơ quan còn lại của bé vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hơn. Đặc biệt, đối với bé gái, cơ quan sinh dục đã phát triển toàn bộ trong khi bé trai sẽ cần thêm 1 tháng nữa.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 26
Sắp kết thúc 3 tháng giữa thai kỳ, dù cân nặng tăng lên ít hay nhiều, mẹ cũng bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như: chuột rút, đau lưng, nhức mỏi, buồn tiểu thường xuyên,…Đặc biệt, càng cuối kỳ mang thai, tình trạng này càng trở nên rõ ràng hơn. Chuột rút chân có thể xảy ra trong cả ngày và bạn có thể xoa bóp bắp chân nhẹ nhàng để khắc phục phần nào vấn đề này.
Một số mẹ bầu đã ốm nghén trong giai đoạn trước thì ở giai đoạn này cảm thấy dễ chịu hơn mặc dù nhiều lúc vẫn bị phải ứng với mùi đồ ăn. Tuy nhiên, với không ít mẹ bầu thì đây cũng mới là lúc bắt đầu của các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
Bổ sung thêm rau xanh là cách mẹ bầu ở tuần thai thứ 26 hạn chế táo bón.
Khi em bé đã khá lớn bụng bạn cũng sẽ lớn lên và bạn sẽ không thể ngồi xổm. Vì vậy, hãy điều chỉnh công việc và các tư thế của mình sao cho thoải mái nhất.
Xin bạn đừng hoảng hốt khi thấy các nốt đỏ mọc ở trên bụng, những dấu này sẽ dần biến mất sau khi bạn sinh em bé.
Lúc này, vú của bạn đã bắt đầu căng và tiết sữa non (lỏng sánh, có màu vàng hoặc không màu). Đây là dấu hiệu cơ thể bạn đã sẵn sàng chăm sóc em bé sắp ra đời.
Lúc này, toàn bộ tâm lý của bạn đang dồn vào việc chào đón đứa con sắp chào đời. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi nhiều người muốn chạm vào bụng mình, hãy nói suy nghĩ của mình cho họ biết tránh bực dọc và stress. Huyết áp mẹ bầu trong lúc này rất dễ tăng nên mẹ bầu cần cẩn thận.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 26
Việc đọc sách cho bé nghe sẽ gắn kết tình cảm mẹ con giai đoạn này.
- Nếu đây là con đầu lòng, có lẽ bây giờ mẹ nên đăng ký một khóa học cho con bé và chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Lúc này, cũng là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu tính xem sau khi sinh em bé hai vợ chồng nên sử dụng biện pháp gì để kế hoạch hóa gia đình.
- Bổ sung thêm vitamin C có trong nước ép trái cây hoặc các món salad.
- Nếu bạn luôn cảm thấy muốn đi tiểu, hãy thay đổi tư thế nằm/ngồi bởi vì có lẽ em bé đang nằm ngay trên bọng đái của bạn.
- Do sự thay đổi nội tiết tố, có lẽ thời gian này bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề khó tiêu và ợ chua nhưng cũng không nên quá lo lắng vì vấn đề này sẽ sớm được cải thiện thôi. Đồng thời, bạn cũng có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Khi quá đau lưng, bạn có thể tới các spa để tiến hành massage trị liệu dành riêng cho mẹ bầu.
- Tạo cho mình một khoảng thời gian nghỉ dưỡng trước sinh để có một tinh thần thật thoải mái, sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời.
- Tuần này, bạn nên đến khám thai để được các bác sĩ đo đạc các chỉ số cần thiết và đưa ra lời khuyên thích hợp cho sức khỏe mẹ và bé.
- Nếu cơ thể quá mệt mỏi, đau nhức mẹ có thể ngâm mình trong bồn nước ấm với hương thơm tinh dầu dịu nhẹ.
- Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và an toàn cho bé, bạn không nên làm việc quá sức và đi quá nhanh.
Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!