Tuần thai thứ 27 – Con đã có một lịch trình thức ngủ đều đặn
Tuần thai thứ 27, chào mừng mẹ và bé đã bước chân vào 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, cơ thể mẹ đã có những sự thay đổi rõ ràng và hơi nhô về phía trước. Còn bé, đã biết thức ngủ theo đúng thời gian nhất định phù hợp với mình…
Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 27
Tuần thai thứ 27 – bé đã nặng khoảng 875g.
Tuần thai thứ 37, bé có trọng lượng khoảng 875g, dài khoảng 37cm, có thể nháy mắt với những sợi lông mi mỏng manh. Đặc biệt, nhờ thị lực phát triển, bé của bạn có thể nhận biết ánh sáng qua thành tử cung của mẹ.
Ngoài ra, lượng mỡ tăng lên, chân tay dài ra đáng kể khiến thân hình bé trở nên múp míp, đáng yêu hơn rất nhiều. Bé lúc này có hình dạng giống như lúc sinh ra nhưng gầy hơn và nhỏ hơn một chút.
Thính giác của bé ngày càng hoàn thiện và bé đã có thể phân biệt đâu là giọng bố, đâu là giọng mẹ. Tuy nhiên, có thể bé chưa nghe rõ ràng âm thanh mà mình tiếp nhận. Lúc này bé muốn xoay trở trong bụng mẹ nhưng dường như túi ối quá nhỏ.
Trong cơ thể bé đã phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh não nên bé rất hiếu động và bác sĩ rất khó có thể xác định được tư thế chính xác của bé nằm trong bụng mẹ thời điểm này. Mặc dù hệ hô hấp của bé đã phát triển nhưng còn lâu mới hoàn chỉnh. Thực tế, mỗi đứa trẻ cần tới 8 năm để để phát triển hoàn thiện như chúng ta bây giờ.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 27
Thật tuyệt vời! Như vậy là mẹ đã sắp về đích. Vào những tuần cuối của thai kỳ, cân nặng của bạn sẽ lên đều đặn và bạn sẽ còn tăng khoảng 5kg nữa trong thời gian tới. Đừng quá đặt nặng vấn đề về thay đổi ngoại hình lên đầu vì điều đó dễ làm bạn stress. Hãy hiểu rằng, phụ nữ đẹp nhất khi được làm mẹ.
Tuần thai thứ 27, nhiều phụ nữ bị đau lưng nghiêm trọng.
Tê chân, chuột rút sẽ ngày càng phổ biến ở giai đoạn này. Đây có thể là biểu hiện của triệu chứng RLS – “chân không nghỉ”. Để biết rõ mình có bị triệu chứng này hay không hãy trực tiếp chia sẻ và hỏi ý kiến bác sĩ.
Nhiệt độ cơ thể của phụ nữ mang bầu tuần thứ 27 sẽ tăng lên vì vậy không có gì lạ nếu cơ thể bạn ngày một nóng. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ phát phiền vì hàng loạt mụn “đình công”. Đừng ăn cay và sử dụng đồ uống có cồn bởi điều này có thể khiến vấn đề càng thêm trầm trọng.
Lúc này, ngực bạn đã to và nặng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, đầu ti trở nên sậm màu. Không có gì lạ cả, đây là dấu hiệu cơ thể bạn đang chuẩn bị tất cả để chào đón em bé. Lúc này bạn cũng nên hạn chế sử dụng xà phòng khô để tránh gây kích ứng cho đầu ti.
Do hình thể phát triển, vòng bụng nhô dần về phía trước, bạn khó gập người, vì vậy các việc như cắt móng chân, cạo lông,…hãy nhờ người làm.Trong các tuần tiếp theo, bụng bạn sẽ to hơn và việc tự thực hiện sẽ thêm khó khăn.
Nếu gặp hiện tượng bất thường hãy đến khám ngay cùng các chuyên gia.
Mặc dù ở tuần thai thứ 27, khả năng sinh non đã rất thấp, tuy nhiên, mẹ hãy chú ý những dấu hiệu đề phòng sinh non như sau:
- Thường xuyên bị chuột rút kèm tiêu chảy, buồn nôn
- Co thắt thường xuyên dù mẹ bầu đã thử thay đổi vị trí
- Đau lưng dưới liên tục
- Mẹ nhận thấy áp lực vùng xương chậu
- Rò rỉ nước bất thường từ âm đạo
- Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì nhiều phụ nữ có các triệu chứng trên chưa chắc đã sinh non.
- Điều bạn cần làm khi nhận thấy các triệu chứng trên là gọi điện cho bác sĩ để lắng nghe tư vấn phù hợp nhất.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 27
Mẹ có thể đi massage bầu tại spa để được chăm sóc tốt nhất.
- Hạn chế sử dụng caffe và các chất kích thích.
- Kê một chiếc gối dưới bụng để có giấc ngủ nhẹ nhàng hơn khi nằm nghiêng.
- Đi bộ mỗi ngày là bí kíp tuyệt vời giúp bạn có giấc ngủ sâu. Nhớ đi nhẹ nhàng và lúc trời mát.
- Khám bác sĩ để biết mình có cần bổ sung thêm lượng sắt không.
- Trong thời gian này, tại sao bạn không dành thời gian đặt tên cho bé sau khi chào đời nhỉ?
- Nếu bạn bị trĩ, tránh đứng lên nhiều vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và trực tràng.
- Nếu bạn từng sinh non, hãy giữ cho tâm lý mình luôn thoải mái, giảm bớt công việc là điều cần thiết.
- Tuần thai thứ 27 nếu bạn gặp rắc rối với vấn đề đau nhức, hãy sử dụng một miếng dán nhiệt đặt lên giúp xoa dịu cơn đau.
- Tham gia lớp học tiền sản để chuẩn bị tâm lý tốt nhất đón bé yêu.
- Không nên làm móng tay để đảm bảo an toàn cho bé.
Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!