Tuần thai thứ 28 – Mẹ à! Con đã bắt đầu xoay ngôi rồi đấy!

Vậy là người mẹ trẻ à, bạn đã cùng con yêu vượt qua 3/4 chặng đường mang thai rồi đó. Bạn có biết rằng, lúc này con yêu của bạn đã ra dáng một em bé sơ sinh rồi không? Và chắc chắn là mặc dù 12 tuần tiếp theo là quãng thời gian không ngắn nhưng sẽ trôi qua rất nhanh đấy! Hãy sẵn sàng chuẩn bị tâm lý gặp mặt con yêu nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 28

tuần thai thứ 28

Tuần thai thứ 28, bé bắt đầu xoay ngôi.

Tuần thai thứ 28, em bé của bạn trông thực sự ra dáng một đứa trẻ sơ sinh rồi đó. Tuy nhiên, các cơ quan của con vẫn tiếp tục hoàn thiện, thân hình còn sẽ trở nên đầy đặn và hoàn mỹ hơn trong thời gian tới. Lúc này, bé có cân nặng trung bình khoảng 1 kg và chiều cao trung bình là 37,6cm. Bé tuần thai thứ 28 thực sự giống một chiếc bắp cải tròn trịa và đáng yêu rồi!

Thời điểm này, hàng triệu tế bào thần kinh vùng não đã được hình thành và bé yêu sẽ bắt đầu có các hoạt động rèn luyện thị giác, xúc giác như nắm tay, đá, đạp bụng mẹ. Mặc dù vậy, thị giác của bé vẫn chưa nhìn rõ được mọi thứ xung quanh và cầng một thời gian nữa để phát triển hoàn thiện. Bé vẫn tiếp tục nuốt nước ối. Cơ quan về xương của bé đã cứng cáp hơn rất nhiều vì vậy nhu cầu hấp thụ canxi của con cũng khá cao nên mẹ cần đặc biệt chú ý nhé.

Tuần thai thứ 28, nhiều bé đã bắt đầu quay đầu. Nhưng đa số trường hợp việc này sẽ diễn ra ở tuần thai thứ 34 trở đi. Nếu đã xoay ngôi thai, bé sẽ giữ vị trí ở đó tới khi ra đời. Nếu ở trong các tuần cuối bé chưa thực hiện điều này, các bác sĩ sẽ tư vấn cách xoay ngôi thai hoặc mổ đẻ.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 29

Do sự phát triển của não bộ, con thời kỳ này sẽ vô cùng hiếu động. Đây cũng là lý do mẹ thường cảm thấy các hoạt động nho nhỏ diễn ra trong bụng mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nếu bỗng nhiên mẹ thấy con im ắng suốt nhiều giờ liền, thì hãy tiến hành kiểm tra phòng tránh trường hợp suy thai.

tuần thai thứ 28

Nhiều mẹ bầu ở tuần thai thứ 28 bị rối loạn giấc ngủ.

Thời điểm này, mẹ sẽ không mấy dễ chịu vơi những cơn co thắt bụng do bé yêu đang di chuyển xuống vùng xương chậu tạo ra các áp lực nơi này.

Nhiều mẹ hoảng sợ khi tuần thai thứ 28 phát hiện tình trạng trĩ nặng hơn. Điều này là do cơ thể bé to lên khiến các mao mạch nơi hậu môn bị căng phồng làm búi trĩ sa ra ngoài. Mẹ cũng không cần quá lo nhé, thường hiện tượng này sẽ được cải thiện sau khi sinh xong.

Một số mẹ phát hiện, khi nằm ngửa thường cảm thấy chóng mặt, tim đập nhanh. Đây là hiện tượng thường gặp với tên gọi “hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngửa ở bà bầu”. Để thoải mái nhất, tránh các áp lực không đáng có, mẹ nên nằm nghiêng bên trái nhé.

tuần thai thứ 28

Nếu trĩ khiến mẹ quá khó chịu, hãy tham khảo một số ý kiến của bác sĩ.

Tuần thai thứ 28 cũng là lúc nhiều mẹ phải đối diện với chứng mất ngủ kéo dài. Đây cũng là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang thai những tháng cuối thai kỳ và mẹ nên cố gắng vượt qua.

Do em bé của bạn đang cố gắng dịch chuyển xuống phía dưới gần bàng quang nên mẹ sẽ thường xuyên buồn tiểu. Điều bạn cần làm là tạo điều kiện cho bàng quang trống và cố gắng vệ sinh thật sạch tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bạn sẽ ngày càng bị chuột rút nhiều hơn trong giai đoạn từ tuần thai thứ 28. Cố gắng kiểm soát cân nặng hợp lý và tập nâng chân sẽ là cách hạn chế tình trạng này. Đa phần, triệu chứng này sẽ giảm sau vài tháng sau sinh, nhưng nhiều trường hợp chúng vẫn gây ảnh hưởng tới các mẹ trẻ trong một thời gian dài.

Cơ thể bạn bây giờ đã nặng nề và khó tập trung như trước. Nếu còn đi làm, hãy sắp sếp thời gian nghỉ dưỡng thai sớm cho mình.

Khi tâm trạng quá mệt mỏi, căng thẳng điều bạn cần là một người chia sẻ. Ông xã, mẹ hoặc những người bạn đã từng trải qua giai đoạn này sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Hãy đi dạo nhẹ nhàng bên nhau để cùng nhau chia sẻ những lo lắng trong thời gian chờ đón bé.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 29

  • Tuần thai này, cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi hormone, do đó, mẹ hãy chuẩn bị cho mình tâm lý thật thoải mái
  • Chuẩn bị danh sách câu hỏi về sức khỏe cũng như cách cải thiện chúng để sẵn sàng đưa cho bác sĩ trong khi thực hiện khám thai tuần thứ 28
  • Nếu trĩ làm mẹ quá khó chịu và muốn trị, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ. Cải thiện chế độ ăn nhiều rau, nước cũng là phương pháp tuyệt vời để hạn chế vấn đề này.
  • Chuẩn bị dần đồ cho bé cũng sẽ là niềm vui thú vị cho bạn
  • So với các tuần trước, lớp mỡ của trẻ tuần thai thứ 28 tương đối dày. Không chỉ vậy, các mô tóc, lông mi cũng đã phát triển tương đối. Để hỗ trợ tốt nhất cho bé, mẹ hãy cố gắng bổ sung thật nhiều chất béo có ích trong quãng thời gian này nhé!

tuần thai thứ 28

Bổ sung thêm canxi là điều cần thiết trong giai đoạn tuần thai thứ 28.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!