Tuần thai thứ 31 – Sự hiếu động của bé khiến mẹ mất ngủ
Tuần thai thứ 31, bé lớn lên từng ngày. Vì vậy, bạn không thể tránh được cảm giác nặng nề, đau nhức chỗ này, mệt mỏi chỗ khác. Không chỉ thế, những cú hích đạp thường xuyên của bé trong bụng sẽ khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên, hãy cố gắng nhé bởi giai đoạn này sẽ sớm qua thôi.
Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 31
Thai nhi ở tuần thai thứ 31 đã có móng, tóc, lông tơ đầy đủ.
Tuần thai thứ 31, bé tựa một quả dừa nhỏ với cân nặng tầm 1,5kg và chiều dài hơn 40cm.
Trong tuần thai này, bé sẽ tiến hành nuốt nước ối và thải ra khoảng 250ml nước tiểu mỗi ngày. Bạn không cần quá lo lắng vì nước ối sẽ được thay thế nhiều lần trong ngày.
So với tuần trước, tuần này sự hiếu động của bé vẫn không thuyên giảm. Bé sẽ thường xuyên quay bên này, ngó bên nọ, đạp, đá và thậm chí là nhào lộn nhiều lần trong ngày. Chính điều này khiến mẹ trở nên khó ngủ trầm trọng. Thế nhưng, đây lại là dấu hiệu tốt thông báo em bé trong bụng bạn đang phát triển bình thường.
Bé tuần thai thứ 31 có trọng lượng tương đương một quả dừa nhỏ.
Nhiều mẹ bật mí nhau rằng việc chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày mẹ sẽ kích thích thị lực bé phát triển. Tuy nhiên, thực tế dù thế nào thị lực của bé hoàn toàn phát triển sau 7 – 9 tuổi. Lúc này, bé có thể nhắm mở mắt để nhìn xung quanh. Bé cũng đã bị hấp dẫn bởi các ánh sáng đặc biệt.
Lớp mỡ bên dưới của bé đang dày lên, da bé trở nên căng tràn sức sống. Lúc này, một ngày bé có thể lè lưỡi vài lần. Thân nhiệt bé đã có độ ổn định nhất định.
Ở tuần thứ 31, bé đã có đầy đủ móng chân, tay, tóc, lông tơ cũng như khá hoàn thiện về chân tay xương cốt. Lúc này, bé dường như cảm thấy khá chật trong không gian tử cung của mẹ.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 31
Tuần thai thứ 31, cơ thể mẹ đã rất nặng nề và mẹ thường xuyên phải đối diện với những rắc rối do chứng tiểu dắt, đau lưng, co thắt âm đạo.
Từ thời điểm bắt đầu mang thai tới giờ, cơ thể mẹ đã tăng tới 40 – 50% lượng máu. Do cơ thể bé lớn lên, chèn ép vào dạ dày nên ở tuần thai thứ 31 mẹ thường xuyên khó thở và ợ nóng. Biện pháp đơn giản nhất để hạn chế triệu chứng này đó là dựa gối cao và phân nhỏ các bữa ăn nhỏ trong ngày.
Trong giai đoạn này, bạn có thể bị đau thắt lưng. Hãy theo dõi thật kỹ vì đây có thể là do sự thay đổi hormone nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo sinh non. Nếu đau thắt lưng xảy ra do sự thay đổi hormone thì các khớp và dây chằng của bạn cũng bị mất cân bằng và bạn cần hết sức chú ý trong các hoạt động thường ngày đặc biệt là việc cúi, xách đồ,…
Đái dắt là rắc rối thường gặp của mẹ bầu ở giai đoạn tuần thai thứ 31. Vấn đề này đặc biệt phổ biến ở những phụ nữ đã từng sinh. Sử dụng băng vệ sinh mỏng là cách bạn tránh được những rắc rối dở khóc dở cười khi bị chứng đái dắt.
Hãy duy trì mức cân nặng hợp lý mặc dù đây là quãng thời gian cân nặng của mẹ bầu tăng lên khá đều.
Vị trí đặc biệt của thai nhi trong bụng khiến bạn thường xuyên bị ợ nóng. Chứng ợ nóng và khó tiêu ngày càng nặng có thể làm bạn xấu hổ cốn đông người. Để hạn chế, bạn nên ăn các bữa nhỏ, loại bỏ các thức ăn cay, nóng. Nếu tình hình quá nghiêm trọng, bạn có thể hỏi bác sĩ về các loại thuốc làm giảm độ axit dành cho phụ nữ mang thai.
Tuần thứ 31, các cơn co thắt âm đạo sẽ thường xuyên hơn. Bạn không nên quá lo lắng trừ khi hiện tượng này đi kèm vấn đề khô âm đạo hoặc đau đớn quá sức chịu đựng. Tắm nước nóng có thể sẽ giúp bạn khá hơn.
Cảm xúc vào tuần thai thứ 31 của mẹ bầu thay đổi liên tục. Hãy chia sẻ những vấn đề của mình với người khác để giải tỏa tâm trạng tránh stress kéo dài.
Nếu bạn đang có con nhỏ và việc chăm sóc chúng khiến bạn quá kiệt sức thì hãy san sẻ cùng chồng và tìm thời gian yên tĩnh dành cho chính mình. Hít thật sâu và thở ra nhiều lần để thư giãn cơ thể mỗi ngày tránh stress.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 31
- Bắt đầu tiết kiệm là việc bạn cần làm trong giai đoạn này để có sự chuẩn bị tốt nhất cho em bé của bạn.
- Hãy chú ý lịch sinh hoạt của thai nhi trong bụng và cần khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
- Đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày là việc cần thiết cho sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, hãy di chuyển thật nhẹ nhàng, không đi xa và không mang vác gì.
- Đối với các mẹ bị chứng nhau tiền đạo thì không nên vận động quá nhiều. Thậm chí, việc đi bộ tốc độ cao cũng không an toàn đối với các mẹ có huyết áp cao.
Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!