Tuần thai thứ 32 – Mẹ tăng cân nhanh chóng

Khi bước vào tuần thai thứ 32, cơ thể bé đã đầy đặn và cứng cáp hơn. Lúc này, mẹ nên dành cho mình thời gian nghỉ ngơi phù hợp vì ngón tay, chân của mẹ có thể sẽ bị sưng phù đấy!

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 32

tuần thai thứ 32

Không phải bé nào ở tuần thai thứ 32 cũng đã đổi ngôi thuận.

Tuần thai thứ 32, bé sẽ nặng tầm 1.8kg và có chiều dài khoảng chừng 43cm. Lúc này, bé tương đương 1 trái bí ngô vàng rồi nha mẹ. Hệ xương của bé cũng tương đối phát triển, giúp bé trở nên cứng cáp hơn rất nhiều.

Nếu bạn đang mang thai bé trai, thì lúc này dương vật sẽ di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Đa số các em bé trong giai đoạn này đã có thể nhắm mở mắt thành thạo, thậm chí, bé còn có thể nheo mắt và chủ động luyện tập điều tiết mắt khi có ánh sáng bất chợt tác động qua thành bụng.

Trong các tuần trước, bé có lớp lông tơ khá dày. Thế nhưng từ tuần thai thứ 32, lớp lông tơ này sẽ dần biết mất và sau khi ra đời, bé sẽ nhẵn mịn như các em bé sơ sinh khác.

Có thể nói, về cơ bản, em bé tuần thai thứ 32 trừ phổi ra đã phát triển tương đối hoàn thiện. Nếu sinh ra đời lúc này, em bé vẫn có thể khỏe mạnh và sống độc lập.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 32

tuần thai thứ 32

Cơ thể nặng nề ở tuần thứ 32 khiến mẹ khó giữ thăng bằng do đó cần đi lại cẩn thận hơn.

Lúc này, chóp bụng của bạn đã khá cao. Một số bà mẹ trong tuần thai thứ 32 có hay đi so sánh mình với các bà mẹ khác, tuy nhiên, điều này là không cần thiết vì cơ thể mỗi người là khác nhau và sự thay đổi trong thai kỳ là không giống nhau. Việc so sánh đôi khi sẽ làm bạn lo lắng không cần thiết.

Một số bà mẹ tuần thai thứ 32 khá khó chịu vì hiện tượng khó thở thường xuyên xảy ra. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được khi mà cơ thể của bé ngày càng lớp thì sẽ càng o ép phổ của bạn. Một số trường hợp, bé còn ép chặt lên dạ dày khiến bạn thường xuyên ợ chua và đầy bụng. Tuần thai thứ 32, em bé của bạn vẫn chưa di chuyển xuống khung xương chậu do đó phần bụng của bạn vẫn còn chịu nhiều lực tác động. Đây cũng là lý do vì sao nếu kê thêm gối thật cao thì bạn sẽ dễ ngủ hơn. Hãy lưu ý, trong khi sinh hoạt bình thường, cố gắng ngồi thẳng lưng để có cảm giác dễ chịu nhất. Rất nhiều mẹ đã phải đối diện với chứng khó tiêu, ợ nóng hay trào ngược dạ dày trong thời gian này. Điều đó thật không thoải mái chút nào. Còn một cách khác để khắc phục hiện tượng này là thay vì ăn các bữa ăn lớn, bạn hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Vẫn biết một số mẹ bầu sẽ khó chịu với một số mùi đồ ăn nhất định nhưng bạn có biết nếu được nếm đa dạng mùi hương khác nhau ngay từ trong bụng mẹ, nao em bé sẽ dễ ăn và dễ chăm hơn.

tuần thai thứ 32

Tuần thai thứ 32 là một trong các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ.

Tuần thai thứ 32, khi siêu âm bạn sẽ thấy bé đổi ngôi. Điều này là hiện tượng nằm ngôi thuận. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng nếu bé chưa về ngôi thuận vì từ giờ tới lúc sinh bé vẫn còn thời gian để xoay đúng tư thế.

Bạn có biết rằng, giãn tĩnh mạch những tháng cuối thai kỳ có thể có di truyền không? Vì vậy, nếu mẹ bạn đã từng gặp trường hợp này khi mang thai thì rất có khả năng chứng giãn tĩnh mạch sẽ làm phiền bạn. Hạn chế đi lại và cố để chân lên cao sẽ là cách giúp bạn giúp lưu thông máu.

Tuần thai thứ 32, thân nhiệt bạn sẽ khá cao, thậm chí cao hơn vài độ so với người bình thường. Tuy điều này có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi song là hiện tượng bình thường.

Ở tuần thứ 32, nhiều mẹ bầu không còn hứng thú với chuyện chăn gối do cơ thể quá nặng nề. Tuy nhiên, hãy nhẹ nhàng chia sẻ với chồng vấn đề này để anh ấy có thể thông cảm và thoải mái nhất.

Cũng như các giai đoạn khác khi mang thai, ở tuần thai thứ 32, tâm lý bạn cũng thay đổi liên tục. Đôi khi bạn quá phấn khích muốn gặp con, đôi khi bạn lại cảm thấy ngày tháng trôi qua như hàng thế kỷ. Cũng có thể có lúc bạn sẽ trằn trọc lo âu không biết bé sinh ra có thực sự khỏe mạnh không. Đừng lo, hãy thật vui vẻ đón bé chào đời.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 3

tuần thai thứ 32

Vì cân nặng sẽ tăng nhanh trong tuần này nên bạn cần điều tiết chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp nhất.

  • Sau khi sinh em bé, bạn sẽ không còn thời gian cho chính mình. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên trải nghiệm 1 chuyến đi xa cùng chồng trước ngày lâm bồn. Ôn lại cảm xúc yêu đương cũng là điều cần thiết cho một thai kỳ vui vẻ và lạc quan.
  • Lúc này cơ thể bạn đã quá nặng nề rồi do đó hãy đi đứng khoan thai và từ từ. Cơ thể to lớn có thể khiến bạn dễ mất cân bằng và dễ ngã hơn đấy.
  • Tuần này, nếu chưa bàn giao công việc thì hãy làm ngay đi thôi. Đã sắp đến lúc bạn đón chào em bé của mình rồi.
  • Thời điểm này cân nặng mẹ bầu có xu hướng tăng nhanh, hãy kiểm soát thật tốt để bé nhận được dinh dưỡng nhưng cơ thể của mẹ lại không phát phì.
  • Tuần thai thứ 32 là mốc khám thai quan trọng mà mẹ cần nhớ.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!