Tuần thai thứ 33 – Con không còn hoạt bát như trước

Tuần thai thứ 33, bé bắt đầu cảm thấy túi ối thật chật chội và khó chịu. Đây cũng có thể là lý do khiến bé không còn hoạt bát như các tuần thai trước đó và mẹ cũng không nên quá lo lắng trước sự thay đổi này.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 33

tuần thai thứ 33

Tuần thai thứ 33, bụng mẹ đã quá chật chội so với kích thước của bé rồi.

Bây giờ, thai nhi đã rất ra dáng một em bé sơ sinh rồi mẹ à. Em bé của bạn giờ đây sẽ ngủ nhiều hơn, ít vận động hơn các tuần trước đó. Lúc này, bé đã dài khoảng 44cm và nặng khoảng 2kg. Bé lúc này tương đương một trái sầu riêng nhỏ.

Ngoài trừ xương sọ thì các bộ phận xương khác của bé đã vô cùng cứng cáp và linh hoạt rồi. Với kích thước ngày càng lớn, tử cung của mẹ ngày càng trở nên chật chội với con do đó con ít cử động hơn. Đa số trường hợp, các bé đã quay ngôi thuận trong khoảng giai đoạn này. Thế nhưng, một số trẻ vẫn tiếp tục thay đổi vị trí cho tới ngày sinh.

Ở tuần thai thứ 33, hệ thần kinh trung ương cũng như phổi bé đã khá hoàn thiện do đó em bé sinh ra trong khoảng thời gian này đều thích ứng được với môi trường ngoài và chỉ cần một chút cố gắng là có thể phát triển giống như các em bé sinh đủ tháng đủ tuần khác.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 33

tuần thai thứ 33

Nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào ở tuần thai thứ 33 mẹ nên đến trao đổi ngay cùng bác sĩ.

Tuần thai thứ 33, đa số mẹ bầu mang thai lần đầu đều phải đối mặt với vấn đề đau nhức do bị đè nén vùng xương chậu. Nếu bạn cũng trong trường hợp này, đừng quá lo lắng, em bé của bạn đã đổi ngôi thuận xuống phía dưới nên tạo chút áp lực lên cổ tử cung mà thôi. Đối với những phụ nữ từng trải qua việc sinh đẻ, hiện tượng này thường xuất hiện vào 1 tuần trước khi em bé chào đời.

Tuần thai thứ 33, sự thay đổi đột biến của các hormone vẫn sẽ khiến các mạch máu mẹ bầu giãn nở, chân mẹ có thể bị sưng phù và trở nên đau đớn. Thông thường tĩnh mạch lúc này sẽ chuyển xanh nhưng nếu màu đỏ bạn cần cẩn thận vì có lẽ bạn đang bị tụ máu hoặc thậm chí là viêm tĩnh mạch. Hãy chia sẻ ngay với bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp nhất khắc phục vấn đề này.

tuần thai thứ 33

Uống nhiều nước là việc cần làm ở mẹ bầu trong tuần thai thứ 33.

Nếu ở các tuần trước bạn chưa bị rỉ sữa non thì có lẽ bạn sẽ gặp hiện tượng này ở tuần này. Sữa non là dun dịch có màu vàng trắng. Nếu sữa non làm ướt áo bạn, hãy đề phòng một miếng vải thấm đặt trong áo ngực. Bây giờ, ngực bạn đã thực sự nặng nề và căng đầy những gân xanh. Hãy cố gắng thay đổi áo ngực dành cho phụ nữ mang thai thật vừa vặn với mình để tránh áp lực của bầu ngực khiến bạn khó chịu.

Rò rỉ ối có thể xảy ra trong những tuần thai này. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu lại nhầm lẫn hiện tượng này với việc tiểu dắt. Hãy nhớ, nếu nghi ngờ nước ối bị rò rỉ, hãy tìm ngay tới bác sĩ của mình.

Trong tuần này, mẹ thường xuyên thấy tim loạn nhịp. Đặc biệt, một số mẹ còn gặp rắc rối với chứng bệnh táo bón khi sinh, gây ra máu khi đi vệ sinh. Đừng quá lo lắng, nhiều trường hợp đã được cải thiện sau khi sinh em bé.

Đau nhức hông, chân, lưng khiến bạn như bị rút hết sinh lực. Điều này dồn nén khiến tâm trạng bạn đi xuống, thường xuyên bực dọc và xuống tinh thần. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn và sẻ chia nếu có thể. Hãy hiểu rằng, thai kỳ đôi khi là gánh nặng nhưng cũng là niềm vui và hạnh phúc đối với cha mẹ. Đừng làm quá và sống trong các cảm xúc tiêu cực.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 33

tuần thai thứ 33

Khoai lang là thực phẩm vàng cho các mẹ mang bầu tuần thai thứ 33.

  • Nếu chứng giãn tĩnh mạch làm khó bạn, hãy cố gắng dành thời gian vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi/đứng trong thời gian dài.
  • Nếu bạn bị trĩ, táo bón nặng hãy bổ sung nước cho cơ thể kết hợp ăn các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa như khoai lang, rau khoai,…
  • Hãy tranh thủ thời gian đăng ký và theo học một lớp dạy hướng dẫn chăm con bằng sữa mẹ. Chúng tôi cam đoan rằng lớp học sẽ rất có ích cho mẹ, giúp việc chăm sóc bé sau sinh dễ dàng hơn bao giờ hết.
  • Thời gian này, bạn có thể chuẩn bị một số tấm nilon đặt trên chiếu của mình tránh.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!