Tuần thai thứ 36 – Những cơn đau thắt giả sẽ tìm tới mẹ bầu

Mặc dù phải tới 3 tuần nữa mới tới ngày dự sinh của bé, thế nhưng theo các chuyên gia tính đến tuần thai thứ 36 bé đã khá cứng cáp và được coi là “đủ ngày đủ tháng” rồi đó. Mẹ lúc này đã có kế hoạch đầy đủ để đón bé chưa ạ?

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 36

tuần thi thứ 36

Vậy là còn 3 tuần nữa bạn sẽ được gặp em bé của mình.

Tuần thai thứ 36, bé có trọng lượng tầm 2,8 kg và dài ước chừng tầm 48 cm. Tuy nhiên, các chỉ số về chiều cao và cân nặng của thai nhi sẽ vẫn tiếp tục tăng nhanh trong những tuần cuối thai kỳ. Lúc này lớp mỡ của bé đã khá dày, cơ thịt cũng dần hoàn thiện trông bé không khác gì các em bé sơ sinh cả. Mọi cơ quan của bé đã hoàn thiện và đủ khả năng hoạt động sau khi chào đời.

Tóc bé đã mọc khá tốt và nhiều em bé sau khi sinh có thể có mái tóc dài tới tầm 2 – 3 cm. Tất nhiên, tóc của bé vẫn còn khá nhạt màu và là những sợi tóc tơ khá mảnh.

Ở giai đoạn tuần thai thứ 36, thai nhi sẽ dần di chuyển xuống vùng xương chậu do đó mẹ sẽ mất đi cảm giác khó thở vốn làm mẹ khó chịu trong suốt thai kì.

Rất nhiều bé chào đời vào tuần thai thứ 36. Hãy theo dõi để phát hiện sớm những thay đổi bất thường trong thời gian sớm nhất.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 36

tuần thi thứ 36

Trong tuần thai thứ 36 mẹ bầu sẽ không còn tăng kg nữa.

Tuần thai thứ 36, bạn có thể thường xuyên thấy đau do các cơn co chuyển dạ giả. Chúng đem tới cảm giác khá khó chịu và kéo dài hơn.Các cơn chuyển dạ giả có cường độ và nhịp điệu gần như chuyển dạ sớm nên khó mà phân biệt được.

Dù dịch âm đạo tuần này sẽ tăng tiết song mẹ bầu cần chú ý xem có lẫn máu hay không. Nếu có, hãy chuẩn bị thật kỳ vì có lẽ chỉ còn ít ngày nữa cơn chuyển dạ sẽ kéo tới.

Với trọng lượng thai nhi càng lớn thì áp lực đè lên bàng quang ngày càng nhiều. Do đó, tần suất đi tiểu đêm của bạn có thể tăng từ 1 – 2 lần trong đêm lên tới 3 – 4 lần. Điều đó sẽ thực sự khiến bạn không thể tròn giấc được.

Nhưng một tin vui dành cho các nàng bầu tuần thứ 36 đó là chứng ợ hơi sẽ giảm đi rất nhiều. Do đó, chắc chắn bạn sẽ thoải mái hơn. Mẹ bầu cũng nên lưu ý do diện tích tử cung đang lớn lên nên mẹ sẽ thường bị đầy bụng. Cách tốt nhất mẹ bầu nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ.

Tuần thứ 36, bé đã phát triển tương đối đầy đủ về các chức năng và ngoại hình. Do đó, đa số mẹ bầu sẽ ngừng tăng cân trong mốc thời gian này. Thậm chí, đối với một số mẹ, do cơ địa còn có thể giảm đi một vài kg. uy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, em bé của bạn không hề bị gầy đi chút nào đâu. Theo các chuyên gia, hiện tượng này là cách mà cơ thể chúng ta sẵn sàng cho việc sinh bé trong khoảng thời gian sắp tới. Cụ thể, do lượng nước ối và ruột mẹ lỏng ra lúc sắp chuyển dạ sẽ khiến tổng trọng lượng cơ thể giảm xuống.

Tuần thai thứ 36, mẹ bầu có thể sẽ bị “tụt bụng”. Đây là hiện tượng xảy ra khi bé quay ngôi thuận xuống dưới khung xương chậu. Mẹ bầu tuần thai thứ 36 sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Mặc dù được khuyến khích đi lại nhẹ nhàng song chắc chắn việc đi bộ cùng chồng dạo tối sẽ không còn dễ dàng với các mẹ bầu tuần thai thứ 36 nữa.

Đôi khi tâm lý hồi hộp những tuần cuối thai kỳ sẽ khiến mẹ cảm thấy bất an và trăn trở. Đừng lo nghĩ, điều này sẽ chỉ khiến bạn mất ngủ nhiều hơn. Hãy thả lỏng bản thân, tâm sự cùng chồng và năng đi trò chuyện cùng bạn bè để có tâm trạng tốt nhất nhé!

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 36

tuần thi thứ 36

Những cơn đau co thắt giả có thể sẽ làm phiền bạn trong tuần này.

  • Tuần thai thứ 36, bạn cần tới khám thường xuyên hơn để biết được các thông tin cần thiết về em bé để chủ động nhất trong việc đón con ra đời.
  • Mẹ bầu không nên quan hệ tình dục trong 3 tháng cuối thai kì nếu nhau thai tiền đạo, bị chảy máu âm đạo, rò rỉ nước ối, suy tử cung. Đặc biệt, đối với các mẹ đã từng sảy thai trước đó, càng nên thận trọng.
  • Châm cứu là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bạn hạn chế căng thẳng, ốm nghén, đau hông cũng như nhức mỏi vùng lưng. Một số trường hợp bé nằm sai vị trí cũng có thể nhờ tới châm cứu.
  • Nếu mẹ mới sinh lần đầu và không thể biết chắc đâu mới là triệu chứng co thắt giả thì có thể tới và lắng nghe tư vấn trực tiếp của các bác sĩ chăm sóc cho bạn.

tuần thi thứ 36

Lúc này mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng để chào đón em bé bất cứ lúc nào rồi.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!