Tuần thai thứ 38
– Con đã thuần thục cách gập người trong tử cung rồi mẹ ạ! –

Vậy là sau một chặng đường vô cùng vất vả, mẹ con bạn đã gõ cửa tuần thai thứ 38. Thế nhưng, tuần thai thứ 28 vẫn chưa phải là thời điểm để bạn nghỉ ngơi bởi vì còn quá nhiều việc phải chuẩn bị cho em bé sắp chào đời đúng không nào? Trong tuần này, bé đã khá đầy đặn và bạn sẽ tiếp tục cảm nhận được những hoạt động của con yêu.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 38

tuần thai thứ 38

Tuần thai thứ 38, dù bé đã lớn hơn rất nhiều nhưng vẫn vừa trong bụng mẹ.

Thật lạ lùng đúng không, trong khi em bé ngày một lớn thì tử cung chật chội vẫn đủ chỗ cho em bé. Bạn có biết, ở tuần thai thứ 38, em bé của bạn đã thuần thục cách gập người nơi tử cung rồi không? Đây cũng là lý do sau khi sinh, những ngày đầu bé vẫn giữ thói quen nằm gập người theo tư thế trong bụng mẹ đấy!

Mọi chuyển động của em bé trong tuần thai thứ 38 mẹ đều nên chú ý và truyền đạt lại cùng bác sĩ. Trong thời gian này bé cũng đang tích cực tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để có khả năng kiểm soát thân nhiệt tốt hơn sau khi chào đời.

Thông thường, các bé giai đoạn này sẽ có nhiều mức cân nặng khác nhau tùy vào từng tình trạng riêng, thế nhưng đa phần đã dài tới 50 cm và nặng khoảng 3,2 kg. Bé lúc này tựa như một quả bí đỏ lớn vậy đó mẹ à. Thông thường, các bé trai sẽ có trọng lượng lớn hơn các bé gái. Tuy nhiên, số lượng này không quá chênh lệch nhiều nên mẹ không cần quá để tâm.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 38

tuần thai thứ 38

Những cơn đau co thắt giả luôn làm phiền các mẹ bầu tuần thai thứ 38.

Để thúc đẩy lưu thông máu vào tử cung, những cơn đau co thắt baraxton hicks sẽ tiếp tục làm phiền bạn. Theo các chuyên gia, nếu những đợt co bóp này khiến bạn khá đau thì bạn có thể thử thay đổi tư thế nằm hoặc chườm khăn ấm.

Nhiều mẹ bầu nhận thấy bụng mình lúc này đã tụt hẳn xuống dưới. Đừng lo lắng, đây là điềm báo hiệu bé của bạn đã quay đầu đúng ngôi thuận mà thôi. Khi thai ở vị trí xương chậu bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn thế nhưng bàng quang lại chịu áp lực lớn hơn. Do đó, WC sẽ là địa điểm bạn ghé thăm nhiều nhất. Hãy cố gắng vì chỉ còn mấy tuần nữa thôi bạn sẽ sinh em bé và hiện tượng này sẽ không còn làm phiền bạn nữa.

Nhiều mẹ trẻ lần đầu mang thai không biết dấu hiệu nào cần đến thăm bác sĩ trong những tuần cuối. Thực tế, nếu bạn xuất hiện hiện tượng rò rỉ nước ối kết hợp với những cơn co bóp 15 phút/lần, đau lưng liên tục hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Đây đều có thể là dấu hiệu của việc bạn sắp sinh.

Khung xương chậu của thai phụ trong tuần thai thứ 38 luôn trong trạng thái nặng nề và có cảm giác như không thể giữ nổi khi đứng. Vì vậy, tốt nhất hãy nên cố gắng ít đi lại và thường xuyên ngồi nghỉ ngơi thư giãn. Ngồi một chiếc nệm êm, tìm một cuốn sách, nghe một bản nhạc ngọt ngào là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các mẹ bầu tuần thai thứ 38.

Không có gì lạ lẫm khi bụng bạn đã quá to và da bụng bạn dường như sắp căng tới “nứt”. Lúc này nhiều thai phụ bị lồi rốn và xuất hiện các vết rạn da màu đỏ.

Chắc hẳn ở tuần thai thứ 38 tâm trạng bạn luôn như trong lửa đốt. Bạn lo lắng không biết con mình sẽ ra lúc nào? Bạn lo lắng mọi hoạt động có thể gây nguy hại tới con. Đây là tâm trạng thường gặp ở mẹ bầu và bạn nên chia sẻ cùng chồng để tránh stress.

tuần thai thứ 38

Mẹ có thể yên tâm vì ra đời ở tuần thai thứ 38 bé khá khỏe và không cần nhiều sự trợ giúp y tế.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 38

  • Chuẩn bị thật đầy đủ đồ dùng khi đi đẻ ở bệnh viện.
  • Nếu sức khỏe không cho phép và bạn sẽ xác định cho con bú bình thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ pha sữa cũng như một vài loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh để phòng trường hợp bé thực sự “khó tính” trong khoản chọn sữa.
  • Nếu các bác sĩ đã chỉ định mổ thì tuần thứ 38, bạn sẽ được gặp con yêu rồi đó.
  • Nếu mẹ đang có ý định cho con bú sau sinh, hãy sắm trước áo ngực dành cho người cho con bú. Thực tế, ngực phụ nữ khi cho con bú sẽ tăng khoảng từ 1 đến 2 cỡ so với trước đây. Hãy mua loại có size rộng hơn bây giờ một chút để tránh lúng túng nha mẹ.

tuần thai thứ 38

Dù ở tuần thai nào bạn cũng nên uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả. Đây là lời khuyên của các chuyên gia để em bé của bạn luôn khỏe mạnh.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!