Tuần thai thứ 40 – Chào mừng con yêu đến với thế giới này!

Đến tuần thai thứ 40, trong khi nhiều mẹ đứng ngồi không yên chờ ngày con chào đời và lo lắng tới giục bác sĩ thì một số mẹ lại khá điều tĩnh với suy nghĩ rằng con sẽ ra đời khi thực sự sẵn sàng. Thực tế, đến tuần thai thứ 40, các mẹ bầu cần được theo dõi sức khỏe cẩn thận để lựa chọn thời điểm sinh phù hợp nhất theo tình trạng sức khỏe của em bé.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 40

tuần thai thứ 40

Bé sinh ra ở tuần thai thứ 40 thường xuất hiện tình trạng da khô bong tróc.

Đa số các bé sinh muộn thường bị khô da dẫn đến bong tróc. Điều này là hoàn toàn bình thường vì ở tuần thứ 39 các chất nhầy bảo vệ xung quanh bé đã được tái hấp thụ vào bên trong cơ thể và da bé không có gì để bảo vệ. Để khắc phục tình trạng này, bé sinh ra có thể massage nhẹ nhàng bằng một ít dầu oliu.

Những em bé sinh ra ở tuần thai thứ 40 thường có tóc khá rậm, móng tay khá dài. Do đó, hãy chú ý mang bao tay để tránh bé làm thương tổn chính mình. Nếu muốn cắt móng tay cho bé, hãy tham khảo hướng dẫn của các y tá.

tuần thai thứ 40

Em bé sinh ở tuần thai thứ 40 thường háu ăn hơn các trẻ sơ sinh bình thường.

Em bé sinh ra ở tuần thai thứ 40 thường háu ăn. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì ở càng lâu trong tử cung mẹ bé thì nhau thai của mẹ ngày càng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Bạn có thể cho bé bú mẹ sớm để mẹ mau có sữa và mẹ con được gắn kết hơn.

Là người mang thai lần đầu, chắc chắn bạn sẽ có nhiều kỳ vọng vào con mình. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng dù sinh ra ở tuần thai nào bé sơ sinh cũng không thể vô cùng xinh đẹp ngay được. Như đã biết, nếu trẻ được sinh ra từ âm đạo mẹ theo cách sinh thường thì đầu sẽ tạm thời biến dạng, và lúc được bế ra sẽ được bao bọc bởi màng nhầy và máu. Thậm chí, nhiều trẻ da bị đổi màu và khô dau.

Do ảnh hưởng từ hoocrmone của người mẹ, bộ phận sinh dục của các bé được sinh ra cũng khá to. Tuy nhiên, điều này sẽ biến mất sau một vài ngày và mọi thứ sẽ quay trở về bình thường. Khi bác sĩ hút hết chất nhầy ra khỏi miệng và mũi trẻ, trẻ sẽ cất tiếng khóc đầu đời sau bao ngày mẹ ngóng trông. Dù đã sinh ra ở tuần 40 nhưng bé cũng cần phải làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc nhanh.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 40

Vào tuần thai thứ 40, do cơ thể quá nặng nề, thai quá to rồi nên đa số mẹ bầu lúc này sẽ bị sưng phù. Nếu đi bộ lâu hơn một chút bạn cũng có thể đối diện với nguy cơ chân sưng húp lên. Thực sự thật khó khăn, nhưng mẹ hãy cố gắng thả lỏng, hạn chế đi lại nếu quá đau đớn.

Nhiều mẹ bầu tuần thai thứ 40 bị sưng vùng kín, điều này gây nhiều hoang mang. Đặc biệt, vùng khoang chậu thì có cảm giác nặng nề vô cùng, bạn lúc nào cũng có cảm giác em bé của mình sắp “rơi” ra vậy.

tuần thai thứ 40

Các bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi sức khỏe để đưa ra các chỉ định cần thiết.

Do áp lực từ em bé, việc đi tiểu thường xuyên là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, bạn cũng có thể đối diện với vấn đề táo bón.

Dịch nhầy thường tiết ra trong tuần thai thứ 40. Nếu bạn thấy pha lẫn chút máu thì chứng tỏ máu đang căng đầy ở cổ tử cung và bị rò rỉ ra bên ngoài. Điều này xảy ra khá thường xuyên ở mẹ bầu tuần thai thứ 40.

Thực tế, rất ít khi bác sĩ để cho thai đến tuần thứ 40. Vì vậy, nếu em bé chưa có ý định ra thì các bác sĩ sẽ chỉ định mổ trong tuần này thôi.

Nếu bạn quá khó chịu với các câu hỏi của mọi người vì lý do chưa sinh, hãy tránh giao tiếp và thư giãn một mình trong không gian yên tĩnh.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 40

  • Tuần thai thứ 40 bạn cần liên lạc thường xuyên với bác sĩ để được sớm nhận được các lời khuyên hữu ích nhất.
  • Nếu bạn muốn sinh thường, hãy thử các thủ thuật dân gian. Chăm chỉ đi bộ hoặc quan hệ tình dục cũng là một các hữu hiệu giúp mẹ chóng sinh thường.
  • Trong tuần này bạn sẽ chào đón thiên thần nhỏ, chúc mừng bạn đã vượt qua giai đoạn mang thai đầy khó khăn và chào đón bạn bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời với một người đồng hành nhỏ.
  • Một điều mẹ cần xác định trước là quá trình sinh con thường gồm 3 giai đoạn: làm mỏng và căng cổ tử cung, bé di chuyển để ra khỏi cơ thể mẹ và cuối cùng là khi mẹ sinh ra nhau thai kết nối với bé. Có mẹ sinh rất nhanh những có mẹ lại tốn nhiều thời gian vì vậy mẹ hãy xác định tinh thần trước.

tuần thai thứ 40

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé luôn là niềm hạnh phúc của các mẹ bầu.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!