Tuần thai thứ 5

Tuần thai thứ 5 có lẽ là lúc mẹ bầu nào cũng đã nhận ra sự có mặt của thai nhi đang chung sống trong cùng một cơ thể với mình. Phôi thai đã phát triển thành một khối lớn tế bào, với kích cỡ bằng khoảng một hạt vừng. Hình dạng riêng biệt của thai nhi được hình thành, trông bé yêu lúc này giống một con nòng nọc nhỏ xíu hơn là một em bé.

Bé con đã phát triển như thế nào ở tuần thai thứ 5?

Cho đến tuần thai thứ 5, phôi thai đã phát triển thành một khối lớn các tế bào, hình dạng riêng biệt của thai nhi được hình thành, xương sống và não bộ được hình thành từ ống thần kinh. Đầu của ống thần kinh trải phẳng ra hình thành nên não. Phần ngực sẽ được phồng ra, một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ hình thành nên tim của thai nhi.

Thai nhi đã bắt đầu hình thành những đốm sẫm màu tạo nên mũi, miệng, tai, chân tay bé nhỏ lớn dần như những chồi non mới nhú và nhịp tim bé đập khoảng 160 lần/ phút – nhanh gấp đôi nhịp tim của người lớn. Chiều dài của phôi thai lúc này được khoảng 1,25 mm. Nhau thai và dây rốn đã bắt đầu hoạt động để mang oxy và chất dinh dưỡng vào cho thai nhi.

tuần thai thứ 5

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần thai thứ 5

Bước sang tuần thai này, các mẹ bầu sẽ nhận ra sự thay đổi của mình cả về tâm sinh lý, dấu hiệu của những cơn nghén ngẩm bắt đầu xuất hiện với những biểu hiện thường gặp như: Ngực căng tức hơn do tuyến sữa đã bắt đầu phát triển, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mẹ bầu cảm thấy muốn đi vệ sinh nhiều hơn, cảm giác buồn nôn, chóng mặt – những biểu hiện của các cơn nghén ngẩm bắt đầu hình thành. Đôi khi mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở khi ngủ, cảm giác sợ mùi lạ, sợ đồ ăn đeo đẳng mẹ bầu trong suốt khoảng thời gian này.

Mẹ bầu có thể sẽ bị táo bón, do hormone progesterone sản sinh ra khi bạn mang thai có tác dụng làm thư giãn các cơ sẽ ảnh hưởng đến ruột già và làm ruột già hoạt động chậm lại. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống của mình để giảm những triệu chứng táo bón này.

tuần thai thứ 5

Ở tuần thứ 5 này, mẹ bầu có thể bị nổi nhiều mụn như thể là quay trở lại tuổi dậy thì. Hiện tượng này đơn giản là do ảnh hưởng của các hormone đang tăng nhanh trong cơ thể khi bạn mang thai 5 tuần. Cảm giác nóng bức khiến mẹ bầu khó chịu là do sự gia tăng lượng máu cũng như các hormone trong cơ thể phổ biến trong những tuần đầu thai kỳ.

Cũng ngay từ tuần thứ 5, mẹ bầu có thể cảm thấy phần bụng có vẻ “dày” lên mặc dù phải đến sau tuần thứ 12 thì tử cung mới được nâng lên khỏi vùng xương chậu của bạn. Một số mẹ bầu thì lên cân trong ba tháng đầu, trong khi một số khác lại giảm cân, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào từng cá nhân.

Cảm giác mệt mỏi khiến mẹ bầu cảm thấy cơ thể thực sự cần được nghỉ ngơi ngay cả khi đã ngủ nhiều – đó là một triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tuy nhiên vào cuối giai đoạn này thì sức khỏe và năng lượng của bạn sẽ trở lại bình thường.

Nên chăm sóc bé con như thế nào trong tuần thai thứ 5?

Tập thể dục đều đặn, thường xuyên với những bài tập phù hợp tránh một số chứng đau nhức trong thai kỳ là lời khuyên đầu tiên của bác sĩ dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 5, ở tuần thai này, mẹ bầu nên thực hiện siêu âm để xác định vị trí của thai nhi trong tử cung, tránh xa những chất độc hại, không sống trong môi trường đang có dịch bệnh. Giữ cơ thể khỏe mạnh, nếu bị cảm cúm hay mắc bệnh trong thời gian này mẹ bầu cần xin ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Mặc dù những cơn nghén ngẩm liên tục ập đến nhưng mẹ bầu vẫn cần chú ý ăn uống, không để những cơn buồn nôn, sợ đồ ăn làm mẹ bầu bị suy nhược cơ thể.

tuần thai thứ 5

Cảm xúc của mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần thai thứ 5

Ở tuần thai này, cảm xúc của mẹ bầu không có thay đổi gì lớn so với tuần trước. Khi nhìn vào kết quả siêu âm, có lẽ mẹ bầu vẫn giữ nguyên được cảm giác bỡ ngỡ như trước, rằng chưa thể tin được điều kỳ diệu là mình đang mang thai.

Ở tuần thai này, mẹ bầu có thể bắt đầu nhận ra thực tế của việc có thai. Cảm giác lo lắng về việc làm cha mẹ và việc nuôi nấng một đứa trẻ từ bé xíu cho đến lúc trưởng thành khiến cho mẹ bầu cảm thấy hoang mang. Các bác sĩ dành lời khuyên đến mẹ bầu là chỉ giải quyết từng vấn đề một tại mỗi thời điểm mà không phải lo lắng quá xa, chỉ cần chú tâm chăm sóc sức khỏe của cả mẹ và con – Đó mới là những điều cần thiết nhất ở giai đoạn này.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!