Tuần thai thứ 6

– Trọn vẹn một nửa chặng đường trong tam cá nguyệt thứ nhất –

Chắc các mẹ đang thắc mắc ở tuần thai này bé con đã phát triển đến như thế nào rồi? Mẹ bầu đã quen với sự có mặt của bé con khi cùng sống trong một cơ thể chưa? Vẫn là những lời khuyên về việc chú ý bảo vệ sức khỏe thật chu đáo vì đây vẫn là khoảng thời gian khó khăn nhất của các mẹ và bé. Tuy nhiên, đó không phải là lời khuyên để các mẹ ở nhà trong phòng cả ngày mà chỉ cần lưu ý giữ gìn sức khỏe thôi mẹ bầu nhé.

Bé con phát triển như thế nào trong tuần thai thứ 6?

Bước sang tuần thứ hai của tháng thai kỳ thứ hai, bé con vẫn tiếp tục của giai đoạn hình thành và phát triển với tốc độ “không thể tưởng tượng nổi”. Nhiều mẹ bầu vẫn chưa cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của thai nhi, nhưng mẹ bầu chắc chắn sẽ bất ngờ khi trong tuần thai này bé con đã lớn được đến khoảng 1 – 2cm rồi đấy.

tuần thai thứ 6

Bước sang tuần thai này, bào thai đã có thể chính thức được gọi là thai nhi cho đến hết thai kỳ. Bộ xương của bé đang dần hoàn thiện, các mô sụn vẫn mềm, những cơ quan bên trong cơ thể như: gan, phổi đã được hình thành và phát triển, tất cả như đã sẵn sàng hoạt động cho cơ thể bé ở giai đoạn tiếp theo. Khuôn mặt bé xinh đang dần được hình thành với những mô, trồi nhỏ tạo thành hàm, má, cằm và đôi tai nhỏ xinh, lúc này bé giống như một con nòng nọc với cái đầu “quá khổ” so với thân hình.Đừng bất ngờ hay lo lắng với thân hình đó của con bởi chỉ vài tuần tới là bé sẽ phát triển dài ra thêm, và những đôi tay, đôi chân tí hon cũng sẽ phát triển và thành hình dần.

Bước sang tuần thai thứ 6, các van tim của thai nhi đã xuất hiện, những đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi cũng được hình thành. Những đường nét nho nhỏ ở đầu các chi nơi mà các ngón chân và ngón tay sẽ thành hình bắt đầu xuất hiện. Nhịp tim của bé ở tuần thai này đã đạt đến khoảng 100 – 160 lần/ phút.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần thai thứ 6?

Sự thay đổi của cơ thể

Nhiều mẹ bầu sẽ chưa thấy sự thay đổi về hình dáng bên ngoài của mình, các mẹ vẫn sẽ thon gọn và không giống như đang có bầu. Ở bên trong cơ thể mẹ bầu, các hormone thai kỳ hoạt động liên tục để giúp bé bám chắc hơn vào thành tử cung của mẹ để giúp bé phát triển an toàn.

tuần thai thứ 6

Các mẹ bầu đã cảm nhận được ngực mình to và nặng hơn một chút chưa? Cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng có lẽ không thể tránh khỏi. Đừng quá lo lắng hay nghĩ rằng cơ thể mình có vấn đề về sức khỏe bởi tất cả đều có thể được xem như là các triệu chứng bình thường của giai đoạn đầu thai kỳ.

Những cơn nghén ngẩm có thể vẫn đeo đẳng mẹ bầu trong thời gian này. Cảm giác sợ một vài món ăn đặc biệt nào đó khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Các chuyên gia cho rằng đây là một cách tự nhiên để bảo vệ thai nhi khỏi các loại thực phẩm có khả năng gây hại. Tuy vậy nhưng các mẹ hãy cố gắng tránh bỏ lỡ các bữa ăn để phòng tình trạng hạ đường huyết, và nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa. Không cần phải ép mình ăn món gì đó chỉ vì nghĩ là nó tốt.

Cảm giác nặng và đầy ở vùng chậu có thể rõ ràng hơn khiến cho mẹ bầu cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Cảm giác mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là không thể tránh khỏi, có những lúc mẹ bầu còn có thể cảm thấy như chưa được ngủ chút nào, hoặc ngủ vẫn chưa đủ. Một điều ước nhanh tới ban đêm để được ngủ có lẽ là niềm “hạnh phúc giản đơn” lúc này.

Sự thay đổi về cảm xúc

  • Ở thời điểm này, nhiều mẹ bầu cảm thấy nghi ngờ về việc có thai, nếu chưa khám thai thì liên tưởng cứ như tất cả là do mình tưởng tượng ra là điều dễ hiểu.
  • Cảm giác buồn rầu và dễ nổi cáu, tính khí trở nên thất thường “sáng nắng chiều mưa” cũng là một trong những biểu hiện thường gặp trong quá trình mang thai.
  • Những lo lắng, suy nghĩ cho bé con sẽ chiếm phần lớn trong tâm trí của mẹ bầu.

tuần thai thứ 6

Mẹ bầu nên làm gì trong tuần thai thứ 6

  • Ở giai đoạn này, mặc dù vòng 2 của mẹ bầu chưa lớn nhưng đây cũng là lúc mẹ bầu nên thay những bài tập thể dục thường ngày bằng những vận động nhẹ nhàng để xua đi những mệt mỏi và giúp cơ thể dẻo dai hơn, tránh tình trạng đau mỏi xương sống trong suốt thai kỳ.
  • Hạn chế tối đa những công việc nặng như mang vác đồ. Không làm việc dùng sức quá lâu.
  • Tránh xa những hóa chất độc hại, chất kích thích.
  • Bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết.
  • Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, đặc biệt là những lúc mệt mỏi.
  • Không sống trong môi trường có dịch bệnh, nhiễm phóng xạ, ô nhiễm,…
  • Chọn những bộ đồ thoải mái hơn thường ngày.
  • Lên kế hoạch chăm sóc cơ thể một cách khoa học.
  • Gặp bác sĩ nếu như bị nôn quá nhiều hoặc khi không thể ăn bất cứ món gì để tìm giải pháp hỗ trợ.

Mặc dù đã mang thai được hơn một tháng nhưng mẹ bầu đừng quá lo lắng vì những cơn nghén ngẩm vẫn đeo đẳng vì ngay từ khi được hình thành phát triển thì bé con của bạn đã “tự lo” được cho bản thân nhờ sự bảo vệ của cơ thể bạn rồi. Đừng quên chăm sóc sức khỏe với những dưỡng chất cần thiết, tiếp tục bổ sung Axit folic và nhiều dưỡng chất cần thiết khác để bé con được phát triển toàn diện nhé.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!