Tuần thai thứ 7 – Mẹ đã quen với việc mang thai?

“Mẹ ơi, những ngón tay, ngón chân của con đang nhú dần như những chồi non nhỏ xinh rồi mẹ ạ” là điều mà bé con muốn “khoe” với mẹ trong tuần thai thứ 7 này. Bước sang tuần thai thứ 7, mẹ bầu vẫn đang cùng bé con phát triển mỗi ngày trong giữa Tam cá nguyệt thứ nhất. Chắc hẳn, bước sang tuần này mẹ bầu đã quen hơn với việc đang mang trong mình một thiên thần bé nhỏ.

Con đã phát triển như thế nào trong tuần thai thứ 7

Đã được nửa chặng đường của Tam cá nguyệt thứ nhất, chắc hẳn mẹ bầu đã quen dần với việc đang mang trong mình một mầm sống mới. Những cảm giác xa lạ, bỡ ngỡ được thay bằng sự chủ động chăm sóc con một cách khoa học và con thì vẫn không ngừng phát triển trong bụng mẹ.

Ở tuần thai này, con đã có kích thước gấp đôi so với ban đầu với khoảng 2cm – Tương đương như một quả ô – liu xanh nhưng mẹ bầu sẽ vẫn chưa thấy sự biến đổi quá nhiều của vòng 2. Nếu mẹ bầu khi khám thai tuần này thì bác sĩ có thể cho mẹ bầu nghe được tim thai bằng máy siêu âm. Tim thai được chia thành 2 ngăn với nhịp đập nhanh tới khoảng 150 lần/phút. Cũng trong giai đoạn này, mắt bé sẽ to hơn và thậm chí còn bắt đầu có màu. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn từ 6-9 tháng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi gen di truyền từ bạn và bố của bé.

tuần thai thứ 7

Tai của em bé bắt đầu được hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Chiếc lưỡi bé tí ti cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm. Các ngón chân, ngón tay nhỏ xíu dần phát triển. Mặc dù ở tuần thai này con vẫn còn một cái đuôi nhỏ phía dưới nhưng trông con đã “ra dáng” hơn rất nhiều.

Hệ thống tiêu hóa và các cơ quan nội tạng cũng được hình thành và phát triển nhanh chóng. Con đã có mí mắt và ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh phổi đang trong quá trình phát triển. Hệ thần kinh sơ khai được hình thành sơ khai, bộ phận sinh dục đã hình thành nhưng chưa phát triển đầy đủ để bộc lộ giới tính của con. Nhau thai vẫn đang tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao với việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho bé con. Trong giai đoạn này con đã lớn

Cơ thể mẹ bầu đã thay đổi như thế nào trong tuần thai thứ 7

Có thể bạn sẽ nhìn thấy những mạch máu của mình nổi rõ lên, đặc biệt là ở vùng ngực và chân. Khi bạn đứng lâu thì chân có thể sẽ sưng đau, và bạn muốn ngồi nhiều hơn trước. Cố gắng nâng chân lên bất cứ khi nào có thể và thường xuyên gác chân lên ghế ngồi hoặc ghế gác chân để giúp máu lưu thông nhé.

Nếu thấy âm đạo của bạn có thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn đừng quá lo lắng, bởi khi mang thai do nội tiết thay đổi nên những hiện tượng này là bình thường. Trừ Khi nó có mùi khó chịu, chuyển màu vàng hoặc khiến âm đạo bạn tấy rát thì bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân.

tuần thai thứ 7

Hiện tượng chuột rút có thể đã bắt đầu xuất hiện, bên cạnh đó là cảm giác đau ở phần bụng dưới. Điều này cũng bình thường và cảm giác đau này tương tự như cảm giác nặng nề, khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau liên tục, hoặc âm đạo của bạn bị chảy máu, hay đơn giản là bạn thấy lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ để có được hướng chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Hai đầu vú của bạn có thể sẽ lớn lên và thâm lại. Mụn nhọt mọc quanh quầng vú, chúng được gọi là những nốt Montgomery – giúp cho hai đầu vú của bạn sẵn sàng tiết sữa. Đừng nắn bóp hay cố gắng nặn bỏ những nốt này. Chúng thực sự có ích chứ không giống như mụn nhọt xấu xí đâu. Không chỉ vậy, mụn trên mặt cũng đã bắt đầu xuất hiện, hãy cẩn thận với những loại mỹ phẩm sử dụng trong thai kỳ để tránh “tiền mất – tật mang” nhé.

Những cơn nghén ngẩm vẫn tiếp tục đeo đẳng mẹ bầu, hiện tượng mệt mỏi, buồn nôn, hay bực bội,… khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Cơ thể mẹ bầu thấy nóng hơn, thường xuyên đổ mồ hôi đặc biệt là lúc đêm.

Những thay đổi tâm lý của mẹ bầu trong tuần thai thứ 7

Nếu như mọi người thường xuyên gặp mặt thì chắc hẳn sẽ chưa nhận ra được sự thay đổi bên ngoài của mẹ bầu. Nhưng bản thân bạn sẽ nhận ra sự thay đổi của vùng bụng ngày càng dày lên. Trong lúc này, bạn cũng không được thoải mái lựa chọn những món đồ vừa vặn nữa mà thay vào đó là bắt đầu chọn cho mình những bộ đồ thoải mái mặc dù chưa phải sử dụng đến đầm bầu.

Có mẹ bầu nào chưa thông báo tin vui này cho gia đình? Không có thời điểm “hoàn hảo” nào để báo tin vui này cho mọi người cả, bởi vậy mẹ bầu có thể cho gia đình biết về sự xuất hiện của bé con ngay từ lúc này để các thành viên trong gia đình có thể hỗ trợ bạn dưỡng thai tốt nhất có thể.

Liệu con có đang phát triển bình thường? Liệu con có đang khỏe mạnh? Con hình thành được như thế nào rồi? Con có đang khỏe mạnh? Chế độ dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý?… Và hàng loạt những câu hỏi khác khiến mẹ bầu thắc mắc. Hãy bình tĩnh chăm sóc thai nhi theo hướng dẫn khám thai định kỳ của bác sĩ để nắm được tình trạng phát triển của con chính xác nhất nhé.

tuần thai thứ 7

Ở giai đoạn này, nhiều ông bố chưa thực sự cảm nhận được sự thay đổi lớn lao nào như người mẹ. Trải nghiệm làm bố mới chỉ đơn giản là nghe bạn tả lại những triệu chứng, những thay đổi trên cơ thể người mẹ, chứ chưa thực sự được nhìn thấy hay cảm thấy khác biệt nào đáng kể. Không nên suy diễn rằng các ông bố thiếu quan tâm hay kém hào hứng với việc có em bé. Cũng cần vài tuần nữa các ông bố mới thực sự cảm nhận được rằng bạn đang mang thai và em bé sắp ra đời.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 7

  • Bổ sung đầy đủ Vitamin và những dưỡng chất cần thiết, chia nhỏ những bữa ăn trong ngày để bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi bởi khi những cơn ốm nghén kéo đến đột ngột thì mẹ bầu có thể không ăn nổi chỉ trong ba bữa mỗi ngày.
  • Không ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm sống, tái, gỏi,…
  • Đừng quá lo lắng về việc tăng cân trong thời gian này vì hiện giờ cơ thể mẹ bầu cần nhiều dinh dưỡng hơn để cung cấp cho thai nhi phát triển.
  • Chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như các loại hạt, ngũ cốc, cà rốt,…
  • Nếu chưa khám thai ở tuần 5 – 6 thì lúc này mẹ bầu có thể kiểm tra sức khỏe tiền sản.
  • Tham khảo và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về việc tìm hiểu những hội chứng di truyền mà trẻ có thể gặp phải.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!